TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 111

107

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Lập kế hoạch: một doanh nghiệp nếu có một kế hoạch tốt chắc chắn sẽ biết được mục tiêu của

doanh nghiệp mình ở đâu, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó thông qua bảng kế hoạch cụ thể,

chi tiết, phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp mình một cách rõ ràng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu

cho thấy các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc lập kế hoạch, và thường vào quý 4 hàng năm là

các doanh nghiệp đã bắt tay vào việc lập kế hoạch cho năm sau.

Marketing: nhìn chung đa số các DNNVV kinh doanh theo kiểu tầm nhìn ngắn hạn, do đó để

tồn tại và phát triển lâu dài thì người chủ doanh nghiệp nên xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

mình để có thể làm thương hiệu, chiến lược marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí để có cách bán

hàng tốt, cách quảng bá sản phẩm doanh nghiệp mình tốt nhất.

Kinh nghiệm ngành và kinh nghiệm quản lý: đây là kết quả tích luỹ kiến thức thực tế của

người chủ trải qua nhiều năm trong công việc, giúp cho người chủ ứng phó dễ dàng các khó khăn

doanh nghiệp gặp phải và hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động. Vì vậy, hai nhân tố này rất

quan trọng với doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNNVV với quy mô và hạn chế nguồn

lực thì vai trò người chủ rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đi xa hơn, do đó, người chủ có kinh

nghiệm ngành và kinh nghiệm quản lý thì giúp doanh nghiệp dễ thành công hơn những người

không có 2 nhân tố trên.

Áp lực cạnh tranh: có thể nói đây là nhân tố mà các doanh nghiệp rất quan tâm, theo Micheal

Porter áp lực canh tranh gồm 5 áp lực: áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp, áp lực cạnh tranh từ khách

hàng, áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, áp lực cạnh tranh

nội bộ ngành. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì các chủ doanh nghiệp phải có chiến lược để

đối phó với các áp lực cạnh tranh trên như: tìm cách giữ chân khách hàng qua các hoạt động như

khuyến mãi, tặng quà cuối năm, gọi điện thoại, gửi email chăm sóc khách hàng… giảm chi phí hoạt

động doanh nghiệp, chi phí bán hàng…

Mối quan hệ tốt với khách hàng: đối với các doanh nghiệp mối quan hệ tốt sẽ mang lại một

đối tác cùng phát triển kinh doanh bền vững. Các doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý sao cho

vừa tạo điều kiện cho nhân viên chăm sóc tốt khách hàng, vừa giúp cho doanh nghiệp quản lý danh

sách khách hàng hiệu quả hơn thông qua các phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng tốt.

Thị trường ngách: Việt Nam đang hội nhập quốc tế, thị trường ngày càng mở rộng cho các

tập đoàn đa quốc gia và họ có rất nhiều lợi thế cạnh tranh: công nghệ hiện đại, vốn lớn, mạng lưới

thông tin hiện đại và có một bề dày về khả năng cạnh tranh trong phạm vi khu vực và thế giới, họ

đã là những thương hiệu lớn… Do đó, các DNNVV tại Việt Nam rất vất vả để cạnh tranh lại. Tuy

nhiên, dù thị trường của các công ty đa quốc gia có lớn mạnh như thế nào đi nữa thì cũng còn những

khoảng trống, những khe hở trên thị trường họ bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam mà ở đó nhu

cầu của người tiêu dùng vẫn chưa được đáp ứng bởi người tiêu dùng có những nhu cầu ngày càng

đa dạng về các loại hàng hóa, dịch vụ. Thị trường ngách giúp các doanh nghiệp Việt nam không

phải trực tiếp đối đầu với các ông lớn. Trong điều kiện cạnh tranh quy mô toàn cầu hiện nay, việc

xây dựng chiến lược thị trường phù hợp là điều kiện vô cùng quan trọng, trong đó chiến lược thị

trường ngách là cách tiếp cận thích hợp. Bằng cách đó, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các

doanh nghiệp mới ra đời, DNNVV có thể tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh có tiềm

lực hơn hẳn trên sân chơi toàn cầu mà vẫn có thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa của mình và thu

được lợi nhuận cao. Để phát hiện ra thị trường ngách cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp

nên có sự nghiên cứu thị trường một cách bài bản, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp như thế

nào, thì các doanh nghiệp dễ dàng tìm ra thị trường ngách hơn.

Thương hiệu – danh tiếng: đây chính là hình ảnh, một niềm tin được định vị trong khách

hàng, để có được một thương hiệu- danh tiếng tốt là cả một quá trình phấn đấu và sự đầu tư tốn

nhiều nguồn lực của doanh nghiệp trong khi DNNVV còn hạn chế rất nhiều về nguồn lực. Các chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.