108
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về nhân tố này nên tập trung nguồn lực để xây dựng một thương
hiệu- danh tiếng tốt để tạo lợi thế canh tranh, không những nhân tố này giúp phân biệt về hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp mình mà còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Hiểu biết địa phương: Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi đưa sản phẩm ra thị trường mà
không có sự nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng thì khả năng thất bại sẽ cao. Do
đó, sản phẩm đưa ra thị trường nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt hiểu biết và đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng của từng địa phương thì doanh nghiệp sẽ hạn chế được thiệt hại về doanh thu
và uy tín với đối tác.
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng,
các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô, chi phí sản xuất rất thấp, trong khi đó các doanh nghiệp
nhỏ và vừa do bị hạn chế về nguồn lực, cạnh tranh ngày càng đa dạng, quyết liệt với các doanh
nghiệp nước ngoài nên nhân tố này xem như là sự sống còn của doanh nghiệp. Đòi hỏi các DNNVV
phải tìm cách giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả cho doanh nghiệp mình, đặc biệt nên áp
dụng các công nghệ mới và sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tránh cho doanh
nghiệp mình nhanh chóng lạc hậu.
Tuy nhiên, các nhân tố này chỉ là nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành công của các DNNVV
nên đây cũng là hạn chế của nghiên cứu này bởi vì tuỳ theo loại hình doanh nghiệp hoạt động, loại
hàng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có đặc thù riêng mà mức độ quan trọng của các
nhân tố này cũng sẽ khác nhau. Do đó, kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn
trong từng lĩnh vực ngành của các DNNVV. Do thời gian nghiên cứu bị giới hạn, số lượng nghiên
cứu chỉ dừng lại bốn doanh nghiệp và 11 cuộc phỏng vấn sâu các chủ doanh nghiệp, quản lý cấp
cao và các chuyên gia, nên các cuộc nghiên cứu sau theo mô hình này cần thực hiện trên mẫu rộng
hơn và thời gian nhiều hơn để các số liệu, thông tin có sự chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chowdhury, M. S., Alam, Z., and Arif, M. I. (2013). “Success Factors of Entrepreneurs of Small
and Medium Sized Enterprises: Evidence from Bangladesh”, Business and Economic Research,
3(2), pp. 38-52.
2. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2017). “Thông tin kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2017”,
<http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nam-2017>, ngày truy cập 01/11/2017.
3. Dobbs, M., and Hamilton, R. T. (2007). “Small business growth: recent evidence and new
directions”, International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 13(5), pp. 296-322.
4. Gabrielsson, J., and Politis, D. (2012). “Work experience and the generation of new business ideas
among entrepreneurs: An integrated learning framework”, International Journal of Entrepreneurial
Behaviour & Research, 18(1), pp. 48-74.
5. Gedajlovic, E., Honig, B., Moore, C. B., Payne, G. T., and Wright, M. (2013). “Social capital and
entrepreneurship: A schema and research agenda”, Entrepreneurship Theory and Practice, 37(3),
pp. 455-478.
6. Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM (2017). “Cải cách thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp”, <http://www.
hiephoidoanhnghiep.vn/diem-tin-su-kien/nam-2017-tphcm-tiep-tuc-cai-cach-thu-tuc-ho-tro-
doanh-nghiep>, ngày truy cập 04/01/2017.
7. Lussier, R. N. (1995). “A nonfinancial business success versus failure prediction model for young
firms’, Journal of Small Business Management, 33(1), pp. 8-20.
8. Lussier, R. N. (1996a). “A business success versus failure prediction model for service industries”,
Journal of Business and Entrepreneurship, 8(2), pp. 23-37.
9. Lussier, R. N. (1996b). “A startup business success versus failure prediction model for the retail
industry”, Mid-Atlantic Journal of Business, 32(2), pp. 79-92.