TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 114

110

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

DEVELOPMENT STATUS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES

Trần Văn Hưng

1

TÓM TẮT

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của

nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối

sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp

thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể,

nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt thể hiện sự khó khăn mà các

doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những

doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao

hơn. Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ

các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp

tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nước phải thấy

rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp

phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền

kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như

nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia.

1. GIỚI THIỆU

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của

nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối

sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển

kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh “Tạo mọi

điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh

kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền

kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích

hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà

nước” và Quốc Hội đã thông qua Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020,

đó là Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững,

cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn,

nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, Khoảng 49% tổng

vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp Khoảng 30 - 35% GDP.

Năng suất lao động xã hội tăng Khoảng 5%/năm. Hàng năm, có Khoảng 30 - 35% doanh nghiệp

Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA:

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh

1

Giảng Viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Tài Chính – Marketing

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.