TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 116

112

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

nhất, trong nhóm DN siêu nhỏ ( 47,56%) và DN vừa (28,02%), Các DN hoạt động trong lĩnh

vưc công nghiệp chế biến chế tạo cũng đứng thứ hai về số lượng trong tổng số DN đang hoạt

động. Số DN hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm

3,52% tổng số DN, 2,2% tổng số DN siêu nhỏ, 6,63% tổng số DN nhỏ, 0,94% tổng số DN

vừa và 2,18% tổng số DN lớn.

Mặc dù chịu tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, nhưng

các DNNVV của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2007-2009. Các

DN siêu nhỏ đã có tốc độ tăng trưởng về số lượng tới 33,42% năm 2008/2007 và 27,99% năm

2009/2008. Các DN nhỏ sau khi đạt được tốc độ tăng trưởng cao năm 2008/2007 là 34,06%, đã

chậm lại vào năm 2009/2008 (9,68%). Các DN vừa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định ở

mức 10,74% năm 2008/2007, và 11,21% năm 2009/2008. Các DN lớn có tốc độ tăng trưởng chậm

hơn, với 6,58% năm 2008/2007 và 6,95% năm 2009/2008.

DNNVV và khu vực tư nhân tiếp tục là một động lực chính đối với tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam. Khu vực DNNVV đã đạt được mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong hơn một thập kỷ

qua. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn

2010-2015, đã có gần 478 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đã

đăng ký thành lập lên khoảng 941 nghìn doanh nghiệp. Trong tổng số 941 nghìn doanh nghiệp

đã được thành lập kể từ 1990 đến nay, số doanh nghiệp còn hoạt động trong nền kinh tế, tính đến

hết ngày 31/12/2015, là khoảng gần 513 nghìn doanh nghiệp (chiếm 54,5%), khoảng 428 nghìn

doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 45,5%), trong đó số doanh nghiệp đã giải thể

là khoảng 117 nghìn doanh nghiệp (chiếm 12,5%) (VCCI 2016). Đáng chú ý là sau những khi tăng

trưởng mạnh trong hai năm 2009-2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đã có xu hướng

giảm đi và ổn định trong giai đoạn 2011-2014, bình quân mỗi năm khoảng 75 nghìn doanh nghiệp

thành lập. Đặc biệt trong 3 năm 2015, 2016 và 2017 số DN đăng ký mới tăng mạnh lần lượt là 94

ngàn; 110 ngàn và kỷ lục là 127 ngàn doanh nghiệp trong năm 2017. Những con số này cho thấy

phần nào tác động của các chính sách và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là đơn giản

hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của Chính phủ từ năm 2016.

Tuy nhiên, với số liệu thống kê về số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể có được từ năm

2011, có thể thấy được là con số này ngày càng có xu hướng tăng lên, thậm chí còn tăng cao trong

năm 2015, đạt trên 80 nghìn doanh nghiệp, trong đó có 9.467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải

thể và 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. Như vậy có thể thấy dù số lượng

doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động

hoặc giải thể, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho thấy sự khó

khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2011-2015, mặt khác cũng là dịp để các

doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một

nền kinh tế phát triển với chất lượng cao hơn.

Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm 1991 đến 2016

Năm

Thành lập

Tích luỹ

Năm

Thành lập

Tích luỹ

Tạm nhưng

và đóng cửa

1991-1999 47,158

47,158

2008

65,319

378,218

2000 14,453

61,611

2009

84,531

462,749

2001 19,642

81,253

2010

83,737

546,486

47,000

2002 21,668

102,921

2011

77,548

624,034

54,198

2003 27,774

130,695

2012

69,874

693,908

54,261

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.