TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 118

114

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

Cùng với đó, khi đánh giá về môi trường kinh doanh tại các địa phương năm 2015, DNNVV

có cảm nhận tiêu cực hơn các DN lớn trên một số lĩnh vực: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, cạnh

tranh bình đẳng và hỗ trợ DN. Khoảng 65% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết, hiện tượng chi trả chi phí

không chính thức là thường xuyên, trong khi đó chi phí cho hoạt động thường xuyên của DN vẫn

khá lớn, trong đó tính trung bình, nếu sau một năm hoạt động không hiệu quả và ngừng hoạt động,

DN tốn khoản chi phí khoảng 100 triệu đồng cho các loại chi phí này. Bên cạnh đó, hoạt động khởi

sự DN thường mang tính tự phát, thiếu những nghiên cứu, triển khai bài bản, đúng hướng… dẫn

tới những thất bại đáng tiếc, trong đó không ít DN phải chấp nhận phá sản. Thống kê cho thấy, số

lượng DN giải thể hàng năm là rất lớn và có xu hướng tăng như đề cập ở trên.

Theo khảo sát của VCCI, DNNVV phải chi trả các chi phí không chính thức lên đến 10% doanh

thu trung bình của một năm. Bên cạnh đó nhiều chính sách về sản xuất kinh doanh còn cũng còn

gây khó khăn cho DN, nhiều chính quyền địa phương vẫn đang dành nhiều ưu đãi về hợp đồng và

nguồn lực cho DN thân hữu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả đánh giá thái độ của chính

quyền địa phương đối với khu vực tư nhân thì chỉ có 36% DN siêu nhỏ hài lòng, trong khi tỉ lệ này

ở các DN lớn là nhiều hơn.

Một nghịch lý khác, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng pháp chế VCCI, là một số bộ,

ngành đang đưa ra các điều kiện kinh doanh cho DN trong đó phần lớn cơ hội là dành DN lớn. Đơn

của như điều kiện để được xuất khẩu gạo phải là DN có kho chứa hàng chuyên dùng với sức chứa

tối thiểu 5.000 tấn thóc; có ít nhất một cơ sở xay xát... Hay DN muốn xuất nhập khẩu gas phải có

cầu cảng thuộc; có kho tiếp nhận, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh gas... Với các điều kiện nêu trên

thì khó có DN nhỏ và vừa nào có thể đáp ứng được.

Cơ hội cạnh tranh của các DNNVV trong thu hút nguồn nhân lực giỏi, có trình độ gặp nhiều

khó khăn. Mặc dù phải trả lương và có chính sách đãi ngộ cao hơn so với các công ty lớn, đã tạo

được thương hiệu từ lâu nhưng cán bộ kỹ thuật, càn bộ quản lý giỏi vẫn muốn làm cho các văn

phòng hoặc công ty ở trong nước và ngoài nước.

Năng lực quản trị DN: những hạn chế về năng lực quản trị của DN trong nước, đặc biệt là các

DNN&V đã tồn tại từ trước lại càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Nhiều DN

vẫn quen hoạt động trong môi trường được bảo hộ và ổn định, không chủ động đón đầu tái cấu trúc

cơ cấu quản trị DN nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh khung hoảng kinh tế.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ

các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp

tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nhước phải thấy

rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp

phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh

tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như nhằm

đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên hiện nay khôi DNNVV đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhằm giúp

các DNNVV gỡ khó, tạo cơ hội phát triển trở thành các DN lớn đúng nghĩa, cần chú trọng một số

giải pháp sau:

Thứ nhất, sớm xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm giải quyết những nguyên

nhân, tồn tại và hạn chế trong thực hiện trợ giúp DNNVV, qua đó vừa đảm bảo tính đồng bộ của

chính sách, vừa có tính hiệu lực pháp lý cao nhất cũng như thúc đẩy việc thực thi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.