TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 117

113

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

2004 37,306

168,001

2013

76,955

770,863

61,000

2005 39,958

207,959

2014

75,521

846,384

68,737

2006 46,744

254,703

2015

94,754

941,138

81,823

2007 58,196

312,899

2016

110,100

1,051,238

72,858

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Phát triển

doanh nghiệp và báo cáo của VCCI cùng với số liệu từ tổng cục thống kê.

4. NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA DNNVV

Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó DN nhỏ

và vừa (DNNVV) chiếm đến trên 97%. Trong những năm qua, bất chấp khó khăn kinh tế trong nước

và quốc tế, số lượng DN thành lập vẫn có xu hướng tăng lên. Dù đóng góp trên 50% GDP cho nền

kinh tế đất nước, nhưng Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015 (PCI 2015) do Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, cộng đồng DNNVV gặp nhiều khó khăn

khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng rất ảm đạm, tỷ lệ

các DNNVV thua lỗ tương đối cao, 32% DN siêu nhỏ, 17% DN nhỏ và 16% DN quy mô vừa đã mất

vốn trong năm gần nhất. Khối DN này có mức độ lạc quan thấp, chỉ có 43% DN siêu nhỏ, 54% DN

nhỏ cho biết họ dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Chỉ có 3% DN siêu nhỏ,

4% DN nhỏ và gần 9% DN quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, DN ở nước ngoài. Phần lớn

DNNVV hình thành từ hộ kinh doanh; các DN dân doanh trong nước phần lớn vẫn quẩn quanh ở thị

trường nội địa. Điều này khiến không ít chuyên gia lo ngại rằng, tới đây, với sức ép hội nhập lớn hơn

rất nhiều các DNNVV khó có thể tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và hội nhập thành công được.

Trong 6 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động tăng lên, năm 2010

là 47 nghìn, 2011 và 12 đều là 54 nghìn, năm 2013 là 61 nghìn, các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt

là 68, 81 và 72 nghìn (World Bank, 2014, VCCI 2016). Nguyên nhân ẩn phía sau những con số này

một phần là do kinh tế trong và ngoài nước chưa phục hồi, nhưng phần lớn là do không tìm được

thị trường và tiếp cận vốn vay, bên cạnh nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng cao. Gần 97% doanh

nghiệp Việt Nam là thuộc hệ “doanh nghiệp vừa và nhỏ”(VCCI, 2013) [thực chất là doanh nghiệp

nhỏ và siêu nhỏ], và chỉ có khoảng 15% trong số này có thể tiếp cận tín dụng chính thức. DNVVN

có xu hướng tìm nguồn tín dụng phi chính thức hơn là từ ngân hàng do những ràng buộc về tài

sản đảm bảo; bình quân mỗi DNNVV ở Việt Nam thiếu 42,000 USD vốn tín dụng (Wignaraja and

Jinjarak, 2014 - ADB working paper).

Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là vốn. Theo Chủ tịch Hiệp

hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sĩ Kiêm, có tới 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn điều lệ

dưới 7 tỷ đồng. Khoảng 90% doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng, việc tự huy động vốn để đầu

tư phát triển sản xuất là rất khó khăn do hầu hết các doanh nghiệp này không đủ tư cách, điều kiện

vay ngân hàng, hay tiếp cận các tổ chức tài chính quốc tế, càng khó tham gia vào thị trường vón

(chứng khoán, phát hành cổ phiếu…) do không có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn không hợp lệ,

không có phương án, dự án sản xuất kinh doanh …thêm nữa, có tới 48% số DNNVV bị ngân hàng

từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do. Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch và không thống nhất

trong thủ tục, quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV.

Ở khía cạnh khác, năng lực công nghệ của doanh nghiệp “nội” là hết sức lo ngại. Năm 2011,

chỉ có 0,005% DN có sáng kiến khoa học. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 - 2013

của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2013) chỉ ra rằng, mức độ hấp thụ công nghệ của nước ta đứng

vị trí rất thấp (98/133). Thêm nữa, quy mô doanh nghiệp có xu hướng nhỏ lại. Năm 2007, doanh

nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng 61,4% thì đến năm 2012 đã tăng lên 66,8% (VCCI, 2013)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.