TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 115

111

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp

siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tại mỗi nước khác nhau có những tiêu chí riêng

để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành

ngày 23 tháng 1 năm 2001 xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập,

đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao

động trung bình hàng năm không quá 300 người.

Theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ

giúp phát triển DNN&V, các DN Việt Nam có thể phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động,

vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn.

DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành

ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản

được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng

nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp

siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

10 người trở

xuống

20 tỷ đồng

trở xuống

từ trên 10 người

đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng

đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người

đến 300 người

II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở

xuống

20 tỷ đồng

trở xuống

từ trên 10 người

đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng

đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người

đến 300 người

III. Thương mại và

dịch vụ

10 người trở

xuống

10 tỷ đồng

trở xuống

từ trên 10 người

đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng

đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người

đến 100 người

3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV CỦA VIỆT NAM TRONG 30 NĂM QUA

Hiện nay có 2 cơ quan thống kê số lượng Doanh nghiệp độc lập với nhau. Số lượng DN đăng

ký kinh doanh do Cục Phát triển doanh nghiệp trước đây và Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh hiện

nay thống kê còn số lượng DN đang hoạt động do Tổng cục Thống kê công bố trên cơ sở kết quả

điều tra DN hàng năm. DN đang hoạt động cũng có thể được hiểu là số DN có đóng thuế trong năm

trên cơ sở số liệu do ngành thuế cung cấp. Theo cục quản lý kinh doanh, giai đoạn (1991-1999), với

việc thực thi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty và Nghị định số 50/HĐBT, chỉ có 47.158

DN đăng ký kinh doanh (gồm cả loại hình hợp tác xã và DN đoàn thể) trên cả nước.

Trong giai đoạn 2000-2010, với việc thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp

2005 và Luật Doanh nghiệp nhà nước, cả nước đã có gần 500 nghìn DN đăng ký kinh doanh. Tuy

nhiên, Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, phần lớn DN đang hoạt động có quy mô nhỏ

và vừa (theo tiêu chí xác định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNN&V). Trong số 550.000 DN đăng ký kinh doanh tính từ 1990

- 01/01/2010 thì chỉ có 248.842 DN đang hoạt động, trong có 162.785 DN siêu nhỏ, 74.658 DN

nhỏ, 5.010 DN vừa và 6.389 DN đang hoạt động. Nhóm DN siêu nhỏ của Việt Nam chiếm tới tỷ

lệ 65,42%, nhóm DN nhỏ chiếm tỷ lệ 30%. Số DN vừa chiếm tỷ lệ 2,01% và DN lớn chiếm tỷ lệ

2,51%. Tổng cộng, số DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tới 97,43%. Trong giao đoạn 2000-

2009, số DN siêu nhỏ có tốc độ tăng trung bình hàng năm lớn nhất, 24,7%; số DN nhỏ là 20,41%;

số DN vừa và lớn có tốc độ tăng trung bình hàng năm lần lượt là 11,79% và 7,28%.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, trong tổng số 248.842 DN đang hoạt động

thì DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa mô tô xe máy có tỷ trọng lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.