8
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Ngọc Thông (2013) về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên chương trình tiên tiến chất lượng cao
của Đại học Kinh tế Quốc dân. Một số nghiên cứu khác tiếp cận ở dạng động cơ khởi nghiệp như
Nguyễn Hoàng Kiệt (2016), năng lực khởi nghiệp như Nguyễn Hùng Phong và Nguyễn Hữu Nhuận
(2016) sử dụng lý thuyết nhận thức xã hội.
Như vậy, theo tìm hiểu của nhóm tác giả, các nghiên cứu trước đây xem khái niệm giáo dục
là khái niệm đơn hướng khi xem xét vai trò của chúng đối với ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên theo
Fayolle & Liñán (2014), thang đo khái niệm đơn hướng này khá sơ xài và chưa phản ảnh đầy đủ
nội hàm của chúng. Do đó, bài báo sẽ tiếp cận khái niệm giáo dục là khái niệm đa hướng (bậc 3).
2.3. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Ý định khởi nghiệp
Các định nghĩa về ý định khởi nghiệp được tổng hợp và trình bày trong bảng 1.
Bảng 1
Định nghĩa về ý định khởi nghiệp
Tác giả
Định nghĩa
Bird (1988)
Ý định khởi nghiệp là một trạng thái của tâm trí nhấn mạnh
đến sự quan tâm cá nhân và kinh nghiệm để thực hiện việc
tạo ra doanh nghiệp mới.
Tubbs & Ekeberg (1991)
Ý định khởi nghiệp là một đại diện các hành động có kế
hoạch để thực hiện một hành vi kinh doanh.
Shane & Venkataraman (2000)
Ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá, và khai
thác cơ hội kinh doanh
Souitaris & cộng sự (2007)
Ý định khởi nghiệp là sự liên quan về ý định của một cá
nhân để bắt đầu một doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của Shane & Venkataraman (2000),
với hai lý do: một là, nghiên cứu Shane & Venkataraman (2000) tiếp cận theo dạng quá trình bắt
đầu từ nhận dạng cơ hội, đánh giá khả năng thực hiện, lên kế hoạch thực hiện (dự định bao nhiêu
thời gian và công sức người đó sẵn sàng đầu tư thực hiện khởi nghiệp) và khai khác. Hai là, nghiên
cứu hành vi thông qua ý định được chứng minh là có ưu thế hơn so với các cách tiếp cận khác.
Giáo dục khởi nghiệp
Theo Linan (2004a, tr.163), giáo dục khởi nghiệp là toàn bộ những hoạt động đào tạo và kiến
tạo trong hệ thống giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển của những người đang có ý định thực hiện
hành vi khởi nghiệp hoặc một số yếu tố ảnh hưởng tới ý định, chẳng hạn như nội dung kiến thức
khởi nghiệp, phương pháp giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và truyền
cảm hứng cho sinh viên.
Hoạt động đào tạo
Theo Souitaris (2007), đào tạo khởi nghiệp là quá trình học tập nắm bắt nội dung kiến thức
về tinh thần khởi nghiệp mà sinh viên thu được thông qua các phương pháp giảng dạy phù hợp.
Johannisson (1991) đề xuất một sự phân loại khái niệm với năm mức độ học hỏi từ giáo dục doanh
nhân: Tại sao doanh nhân hành động (giá trị, động cơ), những gì cần phải làm (kiến thức), làm thế
nào để thực hiện nó (khả năng, kỹ năng), ai nên biết kỹ năng xã hội, mạng lưới) và cuối cùng là
hành động (kinh nghiệm và trực giác).
Theo Rengiah (2015), nội dung chương trình đào tạo khởi nghiệp bao gồm: Thứ nhất, phân