TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 13

9

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

tích các chiến lược kinh doanh thông qua việc thu thập kiến thức cụ thể về khái niệm ban đầu, như

là công cụ phân tích cho các tình huống kinh doanh. Thứ hai, thu thập và hiểu các hoạt động của

các môi trường kinh doanh khác nhau. Thứ ba, thực hiện hoạt động bằng cách thu nhận các kỹ năng

và kiến thức thông qua học tập, và thích nghi với việc phân tích, lập kế hoạch và truyền thông. Thứ

tư, các kỹ năng có thể được áp dụng cho các tình huống kinh doanh phức tạp khác nhau.

Hoạt động kiến tạo
Rengiah (2015), hoạt động kiến tạo khởi nghiệp của các trường đại học là việc tạo ra môi

trường khích lệ, truyền cảm hứng khởi nghiệp trong sinh viên thông qua kết nối với giới doanh

nghiệp và giới làm chính sách và tham gia vào những dự án cùng với sinh viên nhằm cải thiện môi

trường khởi nghiệp. Theo Nguyễn Thu Thủy (2015), vai trò kiến tạo của các trường đại học thể hiện

qua: (1) truyền cảm hứng khởi nghiệp (truyền tải ý tưởng hoặc mục đích nào đó vào suy nghĩ của

cá nhân và đánh thức, tạo ra một cảm xúc mới cho cá nhân về khởi nghiệp), (2) các hoạt động ngoại

khóa (tham gia câu lạc bộ kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, thi viết kế hoạch kinh doanh, thi

khởi nghiệp, các hoạt động cung cấp các kỹ năng) và (3) trải nghiệm thực tế (sinh viên thực hiện

các dự án khởi nghiệp thực tế).

Nhận thức khởi nghiệp
Một cơ hội kinh doanh thường được định nghĩa như là một “tình huống tương lai được coi là

hấp dẫn và khả thi” (Stevenson & Jarillo, 2007). Tính mong muốn đề cập đến giá trị nhận thức hoặc

sự hấp dẫn của cơ hội (ví dụ: cơ hội có tiềm năng lợi nhuận cao được đánh giá là rất mong muốn).

Tính khả thi đề cập đến khả năng thực thi hay khó khăn của cơ hội (ví dụ: cơ hội nằm trong một

thị trường cạnh tranh cao là khả thi hơn là một cơ hội nằm trong một thị trường chỉ với một vài đối

thủ cạnh tranh yếu).

Theo Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp EEM (Sokol, 1982), khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá

nhân phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp mà họ đánh giá là khả thi và họ phải ham muốn. Tuy

nhiên để ý định biến thành hành động khởi nghiệp hay không thì cần có sự tác động của các yếu tố

đẩy như: mất việc, bất mãn với công việc hiện tại... hay kéo như tìm được đối tác tốt hoặc có hỗ trợ

tài chính… Thiếu một trong 2 thành tố trên, các cá nhân sẽ khó có dự định và hành vi khởi nghiệp

trong tương lai.

Mối quan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp
Gollwitzer (1996) cho rằng giai đoạn nhận thức chính là giai đoạn tạo động lực để khởi nghiệp.

Một cá nhân khi có động lực sẽ hình thành ý định. Nghiên cứu của (M Brännback & Carsrud,

Elfving (2006) ý định khởi nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức cơ hội khởi nghiệp và nhận

thức khả năng khởi nghiệp. Trong nghiên cứu của (Schlaegel & Koenig, 2014), kết hợp giữa hai

mô hình TPB (Ajzen, 1991) và EEM (Krueger & cộng sự, 2000). Vì thế, giả thuyết H1, H2 được

phát biểu như sau:

Giả thuyết H1: Nhận thức mong muốn khởi nghiệp sẽ tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp.
Giả thuyết H2: Nhận thức khả thi khởi nghiệp sẽ tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp.
Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và nhận thức khởi nghiệp.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp, các nghiên cứu định tính của Segal & cộng sự (2007),

El-Khasawned (2008) và Vesa (2010) về chương trình đào tạo khởi nghiệp trên thế giới đều đã cho

thấy các chương trình đào tạo khởi nghiệp có ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cao giúp sinh viên

tăng được cảm nhận về năng lực khởi nghiệp. Luthje và Franke (2004) cũng đã gợi ý trong nghiên

cứu của mình cần phải tăng cường ứng dụng thực tế các lý thuyết hàn lâm trong các chương trình

đào tạo khởi nghiệp.Các nghiên cứu đã chứng minh các chương trình đào tạo khởi nghiệp có tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.