"Thế thì để lại vất vả một ít lâu nữa. Thế thì ta lại phải lo lắng tới kỳ thi
tháng chín này. Thế thì ta lại chưa báo hiếu đẻ được. Thế thì Lan lại phải nghĩ
ngợi vì ta. Thế thì làm thế nào được!"
Mấy cái "thế thì" Điệp tự trả lời mà lấu làm đau đớn lắm, Điệp thi hỏng.
Chàng cố quên sự buồn để vui vẻ về quê, định lấy chữ "học tài thi phận" an ủi
mẹ. Nhưng đến bây giờ chàng không sao đè nén, chôn lắp được những nỗi
đau đớn chứa chất tận dưới đáy lòng. Điệp thở dài dừng chân bên gốc đa
cạnh đường để nghĩ.
"Phải, cần gì đi vội vã đến thế. Đẻ có ở chợ dù có về nhà sớm cũng vô ích
mà thôi".
Ngồi độ năm phút, chợt Điệp nghĩ tới Lan, con ông Tú, bỗng lại thấy hăm
hở trong lòng, đứng phắt dậy, xách va ly đi thẳng. Vừa đi chàng vừa bực
mình, tiếc cái công bao năm đèn sách, bây giờ rút cuộc tay trắng về không,
uổng hy vọng của những người bấy lâu trông mong.
Sang qua cầu thì tới đầu làng, Điệp đã trong thấy cái cổng gạch. Cái cổng
ấy lúc nào cũng lè phè đứng đấy, nhưng lần này tự nhiên chàng thấy sửng sốt
cả người, tựa hồ nó có cái sức gì chực co chân chàng lại, không cho bước
nữa.
Ấy là cái cổng nhà ông Tú, cái cổng nhà Lan, người ý trung nhân của
Điệp.
Từ khi Điệp và Lan còn bé, ông Cử và ông Tú vẫn hứa cùng nhau sẽ gả
con cho nhau. Rồi khi Điệp mồ côi, ông Tú đã coi Điệp như con, săn sóc
trông nom rất chu đáo. Thường ngày nghỉ học về, Điệp vẫn qua thăm ông Tú,
mà ông Tú thấy Điệp thông minh, nết na, chăm chỉ, nên rất mừng thầm. Lan
thì tính hạnh rất thuần, cả làng ai cũng khen là người ngoan nết. Một đôi khi
Điệp vào nhà ông Tú, vẫn gặp mặt Lan, nhưng chỉ thấy Lan cúi đầu quay đi