TÂY NINH XƯA - Trang 85

đơn lên quan phủ Tây Ninh, xin lập đình thờ người tại Bến Kéo là nơi cụ
khai mở.

Quan tri phủ Tây Ninh thấy công lao của cụ đối với dân với nước là

một bực hiền tài, trung kiên, chính trực, và thấy sự linh thiên của cụ, tấu sớ
về kinh đô Huế, và cho phép cất đình tại Bến Kéo để thờ ngài.

Tục truyền cụ có đạp đồng về lần thứ hai cho dân chúng biết, cụ đã tu

và ăn chay, nên sau này tới lệ kỳ yên là dân chúng tề tựu lại cúng chay tất
cả (tham khảo theo tài liệu của ông Huỳnh Hữu Lộc cựu hội đồng tỉnh Tây
Ninh).

ÔNG ĐẶNG VĂN TRƯỚC : VỊ TIỀN HIỀN LÀNG GIA LỘC

Danh tính vị thần hoàng làng Gia Lộc là Đặng Văn Trước (cũng có

húy danh là Đặng Văn Dừa) người đương thời gọi là ông xã Trước.

Ông Đặng Văn Trước là người Bình Định, quận An Nam, theo cuộc

Nam tiến vào ở Bến Đồn (bùng binh) tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương.
Lúc đó ông làm chức Trùm Xâu.

Về sau ông qua Trảng Bàng phá rừng lập ấp. Người dân phương xa

đến, ngài cho ở, châu cấp lương thực nhà cửa do đó nhân dân đến ở càng
ngày càng đông.

Dân đông, đất hẹp, ngài có ý mở rộng « ranh giới ». Năm Gia Long

thứ 17 (1818). Ngài cùng mấy ông trùm : Thể, Mưu, Vị, Thứ, đến làng
Bình Tịnh (hiện giờ là An Tịnh) xin thêm đất để lập làng lấy hiệu là Phước
Lộc Thôn (hiện giờ là Gia Lộc xã).

Sau ngài có mua thêm đất từ cây « Bồ Đề » chỗ công xi nhỏ gần chùa

Phước Lựu tới rạch « Bà Dỏng » với giá 40 quan tiền để mở mang thêm.

Đến năm Minh Mạng thứ hai (1822) ngài làm chức xã trưởng uy danh

ngày càng lan rộng, dân chúng đến ở rất đông nên thiếu chỗ ở. Vì vậy mới
có việc lấn ranh qua làng Bình Tịnh để lập chợ và đào kinh. Do đó ngài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.