xẹt bay về phía giếng mạch, từ đó về sau ở vùng này không ai còn nghe
tiếng hát như trước nữa.
Vài ngày sau đó, người ta lại nghe tiếng hát đưa con trên ngọn cây dầu
tại giếng mạch.
Từ ngày quỉ vào ở vùng giếng mạch, nó thường nhập xác một cô gái
quê và nói rằng trước đây nó ở tại « cây gõ cổ thụ » trong vòng rào Tòa Án.
Nay bị ông tòa dữ quá, bắn vào nhà nó khiến nó bị thương gãy giò, nên
phải bỏ nhà cũ và về chỗ mới là cây cầu giếng mạch hiện nay.
Đó là chuyện dân gian kể lại có tính răn dạy những kẻ hiếu sắc. Ngày
nay không còn ai tin chuyện này nữa.
XÓM CHÀM XÃ THÁI HIỆP THẠNH QUA PHONG TỤC TẬP
QUÁN CỔ TRUYỀN
Tìm hiểu nguồn gốc và nếp sống hiện tại của người Chàm Tây Ninh,
chúng tôi xin mời quý du khách đến nơi ngoạn cảnh và xem xét.
Xóm Chàm, hay Chiêm Thành, còn được gọi là « Phồn Chàm » ở ấp
Thái Vĩnh Đông, xã Thái Hiệp Thạnh, từ chợ Tây Ninh lên độ 1 cây số
ngàn đó là một di tích dân thiểu số còn sót lại sau cuộc Nam tiến hào hùng
của dân tộc Việt.
Khỏi rạp hát bóng, cây xăng đi lên một đổi, du khách quẹo mặt theo
một con đường đất, vô 100 thước là đến nơi. Giáo đường Hồi Giáo xây
gạch quét vôi trắng cửa vòng cung và bốn tháp nhỏ liền bốn góc giáo
đường, phô trương vẻ trang nghiêm giữa đám dừa thốt nốt xinh đẹp, cạnh
bên có ngôi trường tiểu học cộng đồng… Đây là một xóm riêng biệt của
người Chàm với vài trăm nóc nhà ngói lá xen lẫn chung quanh. Một giáo
đường nhỏ cất theo kiểu ở thánh địa La Mét (La Mecque) Ấn Độ, chớ
không phải như các tháp Chàm cổ kính ở vùng Phan Rang, Bình Định…
Trong chòm thốt nốt kế bên giáo đường, có dựng lên nhiều căn nhà
sàn lợp lá, trên để người ở, dưới nuôi trâu bò. Đây là di tích dân Chiêm