Thành, đã có một thời vàng son rực rỡ với Chế Mân, Chế Bồng Nga…
Họ được gọi là người Chiêm, người Chàm, người Hời. Thi sĩ Chế Lan
Viên đã viết về người Hời như sau :
Quay về non nước giống dân Hời…
Nỗi buồn thương nhớ giống dân Hời…
Chàm hay Chàm Ba (Campa) là tên thật đẹp, có nghĩa là « Cây bông
sứ », hay « Cây hoa dại », gọi là Michelia Kampaka.
Người ta gọi người Hời, chắc có lẽ vì họ theo Hồi Giáo. Có người
Chàm theo phái Ca-Phia (Kaphir hay Kafia) không ăn thịt bò và thiêu xác
chết. Còn người Chàm Tây Ninh theo Hồi Giáo phái Ba Ni (Bani) không ăn
thịt heo và chôn xác chết. Xưa nay, ông « Xã Mít » người lãnh đạo của xóm
Chàm hay về La Mét (La Mecque) là Thánh Địa ở Arabie để chiêm bái.
Du khách đừng hỏi người Chàm về gốc tích của họ, về việc phiêu lưu
của dân Chàm, ít khi quí vị hân hạnh được họ cho biết, chắc có lẽ không ai
muốn nói đến sự suy tàn của dân tộc mình.
Vào nhà ta được họ chào đón tử tế, mời leo lên sàn trên bởi cái than
cây thô sơ. Nhà không có bàn ghế, chủ khách đều ngồi trên ván lót. Họ
bưng ra một tô trà nóng mời khách uống. Vào mùa thốt nốt trổ bông, họ sẽ
đem ống tre đựng nước thốt nốt vừa mới hứng trên cây xuống, rót ra tô,
mời chúng ta dùng. Hương vị thơm thơm, chua chua ngòn ngọt.
Trông đôi mắt trầm buồn của người Chàm, ta đọc được nét suy tàn của
một dân tộc.
Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyệt, chúa Nguyễn Phúc Chu
(1691-1725) cho họ giữ lãnh địa từ sông Phan Rang trở vào Nam. Vào năm
1692, người Chàm nỗi dậy, thống binh Nguyễn Hữu Cảnh vượt sông Phan
Rang bắt họ thần phục ta. Có người Chàm chạy vào Chân Lạp (Nam Kỳ).
Rồi theo kế hoạch « tầm thực » tầm ăn dâu, Nguyễn Cư Trinh dùng người
Chàm đuổi Chân Lạp. Sau cơn nguy biến, người Chàm được định cư Ở