Châu Đốc (Xóm Chà Châu Vang, Hồng Ngự) và ở Tây Ninh, gần núi Bà
Đen.
Người Chàm ở Tây Ninh có liên hệ đến bước chân Nam tiến kiêu
hùng của ta, nay họ cũng sống hòa với dân Việt, nhưng vẫn giữ được nét
đặc biệt về phong tục tập quán Chàm.
a) Chiếc quan tài không đáy
Bên hành lang của giáo đường nói trên, còn đặt một chiếc hòm không
đáy, đây là chiếc quan tài chung cho cả xóm, ai chết cũng dùng chiếc hòm
nầy. Xác được tẩn liệm kỹ lưỡng, theo lối của đàng Nhu ta (theo Nho giáo)
: gói xác bên ngoài xong rồi mới để vào hòm. Chiếc hòm nầy không đáy,
người ta để vào đáy một miếng ván. Khi hạ huyệt xong người Chàm đem
chiếc quan tài ấy để bên hong giáo đường như cũ.
Huyệt thường đào theo chiều Đông Tây, sâu khỏi đầu người. Dưới
cùng của vách hướng Nam được khoét sâu vô, vừa đủ để tử thi vào đấy,
mặt hướng về Nam, đầu phía Tây, chân phía Đông. Như thế tử thi không
nằm giữa lòng huyệt, mà nằm ở sâu trong vách. Bên ngoài là một tấm ván
dùng để ngăn và ván nầy phải bằng cây mau mục. Khi xuống đất, người ta
không bao giờ đứng ngay trên mình tử thi. Người Chàm không có tục lệ cải
táng.
Để tìm hiểu qua tập tục của người Chàm chúng tôi đi sâu vào tập quán
Chàm với những nhận xét như sau :
b) Ba nhóm người Chàm
Người Chàm tại đây chia làm 3 nhóm :
- Nhóm của ông Cả « Him » sống lâu năm tại đây có đầu óc chia rẽ kỳ
thị người kinh.
- Nhóm người thứ hai từ các rừng núi mới qui tụ về trong thời kỳ
chiến tranh nầy.