rể đến bỏ trên giường của cô dâu họ mới ra về. Trong khi muối gạo cứ tiếp
tục rải. Chàng rể tại giường cô dâu, anh ta mới đưa tay lên đầu gỡ cái hoa
mà cô đã cài sẵn trước đó đưa lên cho mọi người xem. Lúc đó tấm màn của
căn phòng cũng từ từ hạ xuống, chàng rể và cô dâu ở luôn trong ấy ba ngày
mới được ra ngoài.
Thế là chấm dứt lễ cưới.
d) Lễ cúng của dân tộc Chàm
Dân Chàm cũng tổ chức các lễ cúng vào những ngày Tết « Hardgi »
của họ, sau một thời gian thọ chay 30 ngày. Họ ăn chay bằng cách nhịn đói
ban ngày mà chỉ được phép ăn về đêm khi gà bắt đầu vô chuồng ngủ.
Đồ cúng thường là trái cây, đèn, nếu nhà nào khá giả thì tổ chức cúng
bằng bò hoặc trâu sống : Trâu bò được cúng phải con vật thật tốt và mập
mạp.
Con vật bị tế sống được trói lại kỹ để một nơi nào đó, xong lấy vải
trắng phủ kín con khốn khổ và vô phúc ấy lại. Trong lúc đó mọi người ở
trong đạo đứng xung quanh con vật, họ cầm dao, rựa, mác chuẩn bị lẻo thịt
con vật sắp chết ấy.
Trước khi chết, con vật được nghe ông thầy đọc một hồi kinh và tất cả
mọi người có mặt đứng im lặng để chiêm ngưỡng. Con vật bị cực hình
đang nghe bản án tử hình với đôi mắt trào lệ thật đáng thương vô cùng.
Sau một hồi kinh chấm dứt, ông thầy một tay cầm dao một tay kéo lấy
lỗ tai con vật xuống đo cần cổ, tới đâu là con dao được cắt đến đấy.
Ông thầy « Chàm » cũng là đao phủ thủ miệng đọc kinh tay khứa cổ
con vật : con vật cố vùng vẫy trên vũng máu cho đến khi rống lên một tiếng
để từ giã cuộc sống trong kiếp tôi mọi cho loài người.
Khi con vật đã chết hẳn, mọi người đứng chung quanh mới xúm vô
giành giựt lẻo da lóc thịt con vật để đem về nhà làm món ăn khi gia chủ đã
lấy một phần rồi.