TÂY NINH XƯA - Trang 107

Họ nói làm như vậy con vật chết xuống âm phủ mới đầu thay được.

Tục lệ cúng vật sống này, theo người Chàm cho biết nó được xuất xứ

từ Tây Phương mà người Pháp gọi là Batique còn người Chàm gọi theo tục
lệ « Birahim ».

e) Một vài cổ truyền của vị thánh

Tục truyền ngày xưa ở một làng Hồi Giáo thuộc vùng Baltique có một

ông thánh Birahim được mọi người sùng kính. Một hôm ngày được vị thần
linh báo mộng cho biết : « Nếu muốn cứu nước, cứu dân ngài thoát khỏi
cảnh lầm than chết chóc điêu tàn thì ngài phải tự tay cắt cổ đứa con trai duy
nhất của ngài để cứu dân độ thế ».

Sau cơn ác mộng, ngài mới cầu nguyện xin đức Thần Linh để thay thế

bằng một con vật thật tốt.

Con vật cúng bị cắt cổ chết là để chết thế cho chúng sinh nhân loại

vậy.

Tạp lục của người Chàm còn rất nhiều, ai có lân la gần gũi hoặc chung

sống với họ mới tìm hiểu hết được. Cũng như về môn vũ bộ của các cô gái
Chàm, nghề điêu khắc đã vang bóng một thời trong thuở xa xưa.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), làng

Chàm ở Tây Ninh cũng bị thiêu rụi mấy lần vì chiến cuộc nhưng những
người Chàm sống ở đây cố tranh đấu bám lấy mảnh đất thân yêu còn sót lại
của tổ tiên họ. Đời sống sinh hoạt quanh năm làm rẫy, làm củi, lượm chai,
nuôi trâu bò, ở ngoài trời vật lộn với thiên nhiên.

Họ luôn lúc nào cũng nuôi một hoài bão đòi quyền tự trị ở xóm Chàm,

nhưng xóm Chàm rất nhỏ bé, dân số Chàm quá ít oi đa số không chịu cầu
tiến nên đành chịu lép trước sự đoàn kết mạnh mẽ của khối người Việt.

Dụ số 52 ngày 29-8-1950 buộc mọi công dân Việt Nam đều phải mang

tên có âm thanh Việt Nam, mà hầu hết người Chàm đều có tên thánh. Tuy
họ đổi ra tên Việt, nhưng họ vẫn gọi nhau bằng tên cũ. Rồi đây, dân Chàm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.