TÂY NINH XƯA - Trang 108

sẽ đi về đâu, chúng ta phải chờ sự trả lời của lịch sử. Dân Chàm sẽ đồng
hóa với dân Việt hay không ? Việc ấy cũng phải đợi thời gian.

Nhìn xóm Chàm Tây Ninh, chúng ta mới thấy hãnh diện với sức sống

hào hùng của dân tộc Việt trên đường Nam tiến vẻ vang.

NHỮNG HIỆN TƯỢNG XẢY RA NƠI MIẾU ĐẠI THẦN TRẦN
CÔNG THẮNG

Trong thời kỳ Tây Ninh còn đầy đặc rừng rậm hoang vu, còn nhiều

hiểm họa chống với người Miên để bảo vệ lãnh thổ, chiến đấu với ác thú để
khai hoang lập ấp, có 5 vị tướng từ miền Trung vào, lừng danh Ngũ hổ.
Mỗi vị trấn riêng một vùng tại Tây Ninh, làm nhiệm vụ con dân cứu nước
và xây dựng đất nước. Trong đó có ông Huỳnh Công Giản, tục gọi Quan
lớn Trà Vông, người nữa là Trần Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ và hai vị
khác không rõ tên họ. Có vị sau đi tu lập ngôi chùa Quan Huế ở Cẩm
Giang, mà chúng tôi đã thuật rõ ở phần thứ năm.

Riêng về ông Trần Công Thắng, khi ông mất, được dân làng thành

kính chôn cất tại Cẩm Giang và lập một ngôi miếu nhỏ thờ nơi cuộc đất nền
thành cũ, thuộc xã Cẩm Giang ngày nay.

Theo truyền thuyết các vị bô lão địa phương kể lại : cách nay rất lâu

năm, nơi miếu thờ quan đại thần Trần Công Thắng rất linh thiêng. Về đêm,
dân chúng quanh vùng vẫn thường nghe như có tiếng lạc ngựa trong đền,
như có người đi trong cuộc đất.

Mỗi năm, có lệ cúng ngài vào ngày 16-4 âm lịch. Một lần kia, ban tổ

chức cuộc cúng tế, theo thông lệ lưu lại từ xưa, có làm lễ thỉnh sắc các vị
Thành Hoàng các làng kế cận về giỗ hội, nhưng quên đến thỉnh Quan Lớn
Trà Vông Huỳnh Công Giản. Lúc ấy có một ông lão ở xã Cẩm Giang vùng
lên đồng, thét vang điểm mặt hương chức hội tề :

- Cha chả ! Các ngươi lớn mật khinh thường linh thần đến thế sao ?

Mọi người giật mình ngơ ngác. Ông lão lên đồng nói tiếp :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.