- Nhóm thứ ba thuộc thành phần tiến bộ họ ở các nơi như Sài Gòn,
Châu Đốc, Phan Rang mới về ngụ tại đây.
Mặc dầu ba phe có phần cách biệt nhưng tập tục của họ không có gì
khác nhau, nếu mới nhìn thoáng qua không sao hiểu nổi.
Vì họ đều có một tập tục cổ truyền, theo chế độ mẫu hệ (trai phải ở rễ
cho nhà gái) trai được quyền đa thê…
Họ theo đạo Hồi Giáo, chùa không thờ phượng chi cả chỉ tôn trọng
thần linh là trời Phật. Họ không ăn thịt heo, không nuôi heo và rất sợ heo.
Con cái dòng họ người Chàm Tây Ninh chỉ luẩn quẩn có 12 tên giống
nhau. Trai trường đặt tên Số, Ló… gái thì Aphe, Tixá…
c) Tập tục cưới gả của người Chàm
Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, đồng bào thiểu số thuộc sắc tộc
Chàm cũng tổ chức cưới hỏi đàng hoàng. Đám cưới của họ cũng được tổ
chức hai ngày, ngày đầu là ngày nhóm họ. Ngày này tất cả bà con đều nghỉ
việc để tụ họp lại làm bò, gà vịt để ăn uống. Qua ngày hôm sau là ngày «
Đưa rể ». Các người dự vào cuộc đưa rể, họ chưng diện kẻng theo lối y
phục cổ truyền của họ. Số người nầy gồm có : Bà già, đàn ông và trai tráng,
đặc biệt không có phụ nữ. Đi đầu cuộc đưa rể là một ông lão tay dẫn chú rể.
Còn chú rể bị dẫn đi sau, không cười, không nói chân bước đi lờ đờ trông
tựa như một ông lão dẫn một người mù đi trên đường lộ. Theo sau chàng rể
là các bà lão cùng đàn trai trẻ. Các chú trai trẻ nầy theo sau vừa đi vừa múa
hát từ các nhà đàng trai cho đến tận nhà đàng gái y như dân « Khờ me » hát
« Á khom » trong ngày lễ Miên.
Khi họ đàng trai và chú rể đến, phía đàng gái hốt muối gạo rải tơi bời
vào họ đàng trai cũng như các ông thầy pháp của ta dùng muối gạo rải tà
ma.
Mặc dầu bị trận muối gạo rải tơi bời nhưng các chàng trai cố sức
khiêng chàng rể lên tận trên sàn nhà, đoạn lấy nước dừa rửa chân cho chàng