TÂY NINH XƯA - Trang 112

nghỉ trưa. Khi ăn cơm anh cai phu hầm sỏi xả rác, xương cá lung tung. Có
mấy vị bô lão khuyên anh ta nên dọn dẹp sạch sẽ chỗ « Quan Ngự » vì
quan lớn linh lắm.

Anh cai phu cười khinh thường, hôm sau ăn cơm và nghỉ trưa xong,

anh ta buồn tiểu và đứng trước thềm miễu mà… tè… anh vừa tè nửa chừng
thì té gục trước miếu.

Người ở quanh vùng biết anh Cai phu bị quan lớn phạt nên họp lại

khẩn xin : Nhiều người đốt nhang xin mãi, quan lớn mới tha mạng.

Tại Tây Ninh, ngày nay có khá nhiều ngôi miếu thờ quan lớn Trà

Vông.

1. Ở Mỏ Công, đường lên Trại Bí
2. Cầy Xiêng
3. Gò Chẹt (miếu chánh)
4. Ấp Thái Vĩnh Đông

Và ở rải rác khắp nơi trong tỉnh.

b) Một tuồng diễn Sự tích Bà trên núi

Năm 1936, thời Pháp thuộc, tỉnh Tây Ninh đặt dưới quyền cai trị của

viên Tham biện Villmont. Lúc bấy giờ ông Đặng Văn Bê làm đốc học tỉnh
nầy, một hôm ông đề xướng xây dựng vở tuồng Sự tích Bà Đen, không rõ
vì lòng kính mộ Bà hay vì yêu văn nghệ.

Soạn giả vở tuồng vừa làm đạo diễn là nhà văn Võ Văn Tấn bút hiệu

Tân Sắc. Diễn viên phần nhiều là nam nữ giáo viên trong tỉnh. Trước khi
phân vai học tuồng và luyện tập, đoàn ca kịch « a ma tơ » nầy đã quay heo
cúng tạ lễ Bà trên núi rồi đem xuống ăn uống vui vẻ, các vai trong vở ca
kịch được phân phát như sau :

1. Ông Võ Trung Nghĩa, nhân sĩ, vai ông Tri Phủ Thạch Trân.

2. Cô giáo Nguyễn Thị Quan vai Thanh Phu Nhân (vợ ông Thạch

Trân).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.