Nhưng khi nói lại cho nàng Đênh biết, thì trước lời hứa danh dự của
song thân, nàng chưa biết phải xử trí cách nào, nên xin đình đãi để nàng
suy nghĩ kỹ.
Qua nhiều đêm trằn trọc, sau những lần cân phân hơn thiệt. Nàng định
tâm lánh mặt đợi ngày nàng có dịp cạn tỏ nỗi lòng. Vì nàng đã phát nguyện
xuất gia cầu đạo, không thể lập gia đình để gây mãi kiếp luân hồi khổ não.
Một đêm khi cha mẹ ngủ yên, nàng lẻn ra đi tầm đạo. Rồi biệt tích.
Thời gian qua, hiển thánh, bà nhập xác cho cô gái trong làng, thuật
cho mọi người biết bà trút bỏ xác phàm, đắc thành chánh quả, vâng ơn trên
xuống thế cứu độ chúng sanh. Nhân dân sùng kính bà từ đấy.
Trong giai đoạn chúa Nguyễn Phúc Ánh mông trần tẩu quốc tại miền
Nam, bà vẫn thường hiển linh hộ trợ cho. Do đó, sau khi lên ngôi, vua Gia
Long truyền cho quan địa phương đúc cốt bà Đênh bằng đồng đen mà thờ
tại động trên non linh.
Nhà vua lại sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu. Nơi động thờ
bà gọi là Linh Sơn Tiên Thạch động.
Dân chúng truyền nhau sự tích bà, nên gọi núi Tây Ninh là núi bà
Đênh, rồi gọi trại là núi Bà Đen.
Hai sự tích tương truyền, đâu là sự thật ? Tuy nhiên, xét ra hai truyền
thuyết mà chúng tôi đã lược kể trên đây, đều có ý vị. Con người đã giữ lòng
đoan chính, không vương miền tục lụy, phần hồn siêu hóa thần thông là lẽ
đương nhiên.
Ngày nay đồng bào Tây Ninh cũng như thập phương bá tánh hết sức
tin nơi oai linh của bà như một thần tượng cứu nhân độ thế. Những ai có
lòng thành, khi hữu sự đến cầu lạy van bái bà sẽ được hộ trì linh ứng. Kẻ ác
gian ngang ngược khinh khi ngạo mạn sẽ bị trừng trị cho nhân gian thấy rõ
đấng vô hình lúc nào cũng thưởng phạt công minh.
CON ĐƯỜNG SỨ