Nhắc lại con Đường Sứ tức là gợi lại nét kiêu hùng của Tây Ninh nói
riêng, dân tộc Việt Nam nói chung, ngày xưa vẫn đã từng oanh oanh liệt
liệt.
Con Đường Sứ này, xưa kia còn gọi là Thiên Lý Cù, rộng lớn như một
tỉnh lộ, nhưng đắp bằng đất. Nay còn lại một đoạn với nhiều cây cổ thụ
mọc hai bên lộ.
Dọc theo Đường Sứ, có rất nhiều cây muồn quân trái tròn bằng ngón
chân cái, màu nâu nâu, vị chua chua ngòn ngọt. Người ta kể rằng, khi
Nguyễn Ánh tẩu quốc, thiếu lương thực, những cây này đã cứu ông và quân
lính khỏi cơn đói khổ. Vì thế các cây ấy được gọi là cây mừng quân và sau
này đọc trại ra là muồn quân.
Con Đường Sứ ngày nay với bộ mặt mới, đường tráng nhựa, đồng bào
cất nhà dọc theo lộ rất đông, đây là con đường lịch sử được tồn tại đến sau
này.
SÔNG ĐUA, HÀO THÀNH
Theo sử chép : vào thế kỷ XVII, vua Miên Nặc Ông Chân xâm lấn
nước ta, chiếm cứ Tây Ninh, lập đồn vua tại làng Đôn Thuận, nằm trong
quận Khiêm Hanh ngày nay, cách quận 2km, trên Quốc lộ 13.
Giữa đồng ruộng bao la, trên một gò đất hoang vu, bỗng nhiên nổi lên
đền đài cung điện. Chung quanh vùng đền đài có đắp thành, đào hào (gọi là
chiến hào) để ngăn ngừa kẻ gian và kẻ nghịch.
Trước mặt đền đài, nhà vua có cho đào một con kinh dài độ 1.000m,
bề ngang 200m. Kinh này được nhân dân gọi là sông Đua.
Sở dĩ có tên sông Đua, vì hàng năm nhà vua có tổ chức cuộc đua
thuyền trên sông này.
Theo tập quán của nước Miên, hàng năm đến ngày Tết, tổ chức lễ rước
nước và đưa nước. Cuộc lễ tổ chức trọng thể, trò vui chính là cuộc đua