TÂY NINH XƯA - Trang 39

mưu đồ báo phục ; chúa Nguyễn để gót lưu vong tại Tây Ninh thường khi
ẩn thân trong chùa Ông ấy.

Kịp khi Tây Sơn tiến đánh trong Nam, chúa Định vương bị bắt,

Nguyễn Phúc Ánh lên thay cầm binh quyền, trải qua lắm giai đoạn thăng
trầm, ngài vẫn không quên ngôi chùa Ông ở Tây Ninh từng là chỗ dung
thân của ngài, khá an toàn. Bởi thế, khi thống nhất non sông, ông không
quên đặt tên ngôi chùa ông là « Gia Ninh », ý hẳn để nhớ gốc tích nơi đất
thiêng liêng đã đảm bảo an toàn cho ông và cho toàn dân vùng Gia Định ở
miền Nam.

Rồi trải qua bao cuộc biến thiên, đến thời gần đây, nơi ngôi chùa Ông

Gia Ninh lại còn là chỗ dung thân của những nhà cách mạng có thừa tâm
huyết yêu nước thương dân, như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Cư Hiến tự
Quốc Biểu v.v…

Lợi dụng địa điểm chẳng ai chú ý, các nhà cách mạng đã từng âm

thầm họp nhau thảo luận trong ngôi chùa tĩnh mịch.

Ngày nay ngôi chùa Ông Gia Ninh còn trơ gan cùng đất nước. Nơi đây

có di tích thời Gia Long tẩu quốc ; nơi đây có lúc là trụ sở mật của những
người tâm huyết họp bàn tham mưu hoạch định chiến thuật chống bạo lực
cường quyền.

Hàng năm, tại chùa Ông cúng tế hai lần : ngày 13 tháng giêng và ngày

13 tháng 5 âm lịch. Những khi dự lễ cúng tế, ai biết chăng và có tưởng nhớ
chăng những chứng tích lịch sử mà chúng tôi ghi nhận đậm nét trên đây.

CẢM NIỆM QUANG CẢNH CHÙA GIA NINH

Nền cổ kính Văn Lang mẫu mực
Một đền thờ nghi thức đoan trang
Nguyễn Vương

1

trong lúc nguy nàn

Chồn chân Tây Lĩnh

2

sửa sang ngôi chùa.

Thờ Quan Thánh

3

nhà vua ngự bút

Chùa Gia Ninh kiến trúc cổ truyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.