TÂY NINH XƯA - Trang 41

có liên quan rất nhiều đến sinh hoạt và văn hoá Miên. Kể ra cũng có nhiều
sự tích.

Bến Nàng Rà nằm gần biên giới Miên, cách Tây Ninh chừng 30km

đường đi Kompong Chàm, Quốc lộ 22. Chỗ khoảng bến này, có một cái
tháp của người Miên. Thời xa xưa, theo tục lệ Miên, những ai muốn đến
cúng chùa có vàng bạc gì đều đem bỏ trong cái tháp này tất cả, và đến đây
đọc kinh cầu phước. Ngày nay ngôi tháp vẫn còn.

Trước kia đường giao thông cũng khá thuận tiện, đồng bào mình

thường đi ngang qua các bến ấy. Có điều hơi lạ lùng, mỗi khi đến cách tháp
chừng 100m, bỗng nghe tiếng xì xào như có đông người đang nhóm chợ.
Nhưng đến sát thì rất yên lặng, trông ra sau trước, chung quanh chẳng thấy
có bóng dáng người nào. Rồi đến khi trở về đứng xa trông vào chỗ tháp ấy,
vẫn nghe rõ mồn một như có đông người tập hợp lại.

Chuyện lạ đồn rùm. Lâu ngày ai ai cũng nghe nói đến.

GHE NĂM (TỨC GHE NĂM CHÈO) BỊ VÙI LẤP TRONG NGỌN
SUỐI LÂM VỒ

Nghe nói đến ghe năm, nhiều người không hiểu biết chi cả. Đó là loại

ghe năm chèo ngày xưa.

Ngày xưa, tiền nhân ta thường dùng loại ghe năm chèo để di chuyển

trên sông rạch cho mau lẹ cũng như loại ghe ô, ghe Lê mũi nhọn đáy chắc.

Riêng ở vùng Tây Ninh có rừng già nhiều, nên có nhiều cây cổ thụ

thuộc loại danh mộc, người ta hạ xuống, khoét ruột, trổ một chiếc ghe liền
trong thân cây, dài độ 10m ; hai bên gắn 4 chèo, sau lái 1 chèo là năm
người chèo. Loại ghe này dùng vào việc di chuyển binh lương mau lẹ được
gọi tắt là ghe năm.

Lúc bấy giờ vào năm 1780-1782, Nguyễn Ánh thường xuất hiện ở Tây

Ninh. Để lẩn trốn, ông cùng quần thần thường hội hiệp ở sân chầu giữa một
khu rừng hoang vắng. Truông Hồng Đào được tiếp tế lương thực của đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.