bào địa phương. Dân chúng vận tải lương thực bằng ghe năm vô ngọn suối
Lâm Vồ là con đường huyết mạch.
Ghe đậu tại ngọn suối rồi, phải di chuyển bằng đường bộ giữa rừng
một khoảng xa mới đến địa điểm đồn trú của chúa tôi Nguyễn Ánh.
Một lần nọ, lúc ghe vừa đến ngọn suối, quan quân Tây Sơn đuổi theo
gấp quá, chúa tôi Nguyễn Ánh đành bỏ ghe di quân đi xa. Chiếc ghe nằm
đó mãi mà chủ đi chẳng trở lại.
Về sau, mưa tuôn nước chảy, cát lấp. Nhiều năm qua, đất cát lấp càng
nhiều. Đến nay ghe bị chôn vùi chỉ còn ló lên một cái lái mà thôi.
Ngày nay, đồng bào đi lấy củi hoặc lấy dầu rái, hãy còn thấy phần lái
chiếc ghe nằm phơi bày trên mặt đất, nơi mà ngày xưa là ngọn suối.
Đó là di tích chiếc ghe năm ngày xưa còn lại.
Tại Cà Mau, miệt Năm Căn cũng có chiếc ghe của vua Gia Long tại
rừng U Minh, bị chôn vùi dưới con rạch, nay chỉ còn thấy cái mũi ghe to
lớn.
Trải bao thế kỷ mà ghe không mục, đó là nhờ người xưa chọn gỗ toàn
là danh mộc.
Nơi đây, chúng tôi sưu tầm di tích lịch sử chiếc ghe năm, để hiến quý
bạn đọc có tinh thần tồn cổ.
GIẾNG MẠCH THIÊN NHIÊN
Trên mặt đất, có bao nhiêu nguồn lợi thiên nhiên, của tạo hoá dành
cho nhân dân Tây Ninh thụ hưởng.
Vùng Tây Ninh đất cao, rừng sâu, núi Điện Bà hùng vĩ chiếm một góc
trời. Trên núi cao thế mà có nước chảy quanh năm suốt tháng. Ở đồng bằng
cũng có nhiều ngọn suối ngầm dưới lòng đất, tưới mát vườn tược, cây trái,
hoa màu được xanh tươi. Đến Tây Ninh, chúng tôi được sự hướng dẫn của
ông Nguyễn Văn Hảo, cựu giáo viên tỉnh này để tìm hiểu qua những di tích