TÂY NINH XƯA - Trang 44

TOÀ CỔ THÁP PREY PRASATH

Một toà cổ tháp uy nghi cổ kính màu xám xậm, rêu phong cỏ mọc,

không biết ở vào thế kỷ nào, trơ gan cùng tuế nguyệt sừng sừng giữa trời
mây. Tháp đứng trên một gò đất cao ước lượng một mẫu, chung quanh bao
bọc ngọn cổ thụ soi tàn rợp bóng, phía bên ngoài là đồng ruộng bao la,
cảnh trí hồn nhiên.

Toà cổ tháp này cao chừng 7m, bề kính 5m, toạ lạc tại xã Bình Thạnh

cách Gò Dầu 10km thuộc về quận Hiếu Thiện. Tháp này được dân Miên
gọi là prey prasath onkong người mình gọi là Ông Công.

Dân chúng ở vùng này khá đông đảo, ước lượng cỡ 10.000 người, đời

sống sinh hoạt về ruộng rẫy.

Theo một vài bô lão cao niên nhất ở địa phương kể lại : Toà cổ tháp có

lẽ của người Chàm hay của người Thuỷ Chân Lạp còn lại. Những cổ vật mà
chúng ta thấy nằm rải rác ở một vài nơi trên lãnh thổ ta, đó là di tích lịch sử
của họ.

Chúng tôi thân hành đến tận nơi quan sát toà cổ tháp này, nghiên cứu

thấy cả một công trình kiến trúc rất công phu và mỹ thuật của một thời văn
minh trước, những hòn gạch kết lại dính liền rất tỉ mỉ, có nhiều lằn chỉ, chỗ
hủng khít khao không thấy kẽ hở, đặc biệt không thấy dấu trét chất keo hay
loại hồ nào khác mà vẫn dính chắc, dầu mưa to gió lớn không hề sụp đổ.

Nhìn toà cổ tháp trên, chúng tôi cảm nghĩ cho sự đời vật đổi sao dời,

dinh hư tiêu trưởng, giang sơn cẩm tú trải qua bao cuộc bể dâu nhưng vật
kia vẫn còn tồn tại với núi sông, đó là nhân chứng của không gian và thời
gian của lịch sử. Rất tiếc vì trời mưa nên chúng tôi không chụp hình cổ
tháp được.

MỘ ÔNG HUỲNH CÔNG NGHỆ

Ông Huỳnh Công Nghệ là một trong những vị anh hùng kháng Miên.

Lúc đương thời, ông lập căn cứ tại Bến Thứ trên con rạch Sóc Om làng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.