Nhiều lái buôn mua vải tây đỏ bịt vào cái u nổi trên gốc (cho đó là cái
đầu) thì gốc trừng lên xuống như vui mừng.
Có nhiều người truyền tụng rằng gặp ngày lành tháng tốt thì gốc nổi
lên cao rồi lắc lắc trôi vòng quanh chỗ cũ.
Đến năm 1920, có người khách trú (Hoa kiều) mua miếng đất nơi đó
để trồng mía và lập hãng đường. Thầy thợ và nhân công trong hãng rất tin
tưởng ông Gốc và họ cùng nhau lập miếu thờ. Đến năm 1938, đất này được
sang lại cho người Pháp, bấy giờ nhóm lao công địa phương mới hiệp nhau
tu bổ miếu cũ, xây lại bằng miếu gạch khang trang hơn, hàng ngày có
người ở gìn giữ khói hương. Tất cả đều gọi miếu này là : miếu ông Gốc.
Vào năm 1949, người ta còn trông thấy gốc nổi lên, hạ xuống mấy lần.
Từ năm 1947 đến giờ gốc không còn thấy nữa. Cho đến nay đồng bào
trong tỉnh Tây Ninh vẫn tin tưởng và nhắc nhở vị anh hùng ẩn danh ngày
xưa tử tiết vì quốc gia dân tộc rồi lại nhập vào một gốc cây trôi giạt trên
sông để cho nhân gian thấy rằng ông đã mất, nhưng hồn thiêng vẫn còn
nặng nợ với non sông.
Tiếc thay, ngày nay, miếu ông Gốc bị phá huỷ không còn nữa. Chúng
tôi nghĩ rằng, đồng bào xã Thanh Điền nên vì người anh hùng hy sinh cho
đất nước mà tái lập lại ngôi miếu ông Gốc, gọi là lưu lại hình bóng xưa
trong tinh thần tồn cổ.
Lời của một bô lão địa phương nói vị anh hùng ẩn danh này tên là
Nguyễn Phương Hồng, không biết có đúng không ?
SỰ TÍCH DINH ÔNG
Cách quận lỵ Hiếu Thiện chừng 4 cây số đường lên biên giới Chợ
Trời, quẹo về phía tay trái có con đường đá đỏ đi vô tới Dinh Ông trên một
cây số, dinh nằm trên một gò đất cao. Cạnh bên Dinh Ông, có ngôi chùa cổ
mang tên là chùa An Phước, một cuộc đất rộng trên một mẫu chung quanh
có nhiều cây đại thọ, da, bằng lăng giao đầu phủ lá khít nhau mát rượi cả