Mặt khác, có những nhà nghiên cứu về khái sử của Tây Ninh như sau :
Tây Ninh đi vào lịch sử (của tổng hợp bản đồ hình chữ S thân yêu)
tính cho đến nay chỉ khoảng 300 năm. Phần đất miền biên giới này được
hình thành song song với những vị chúa sau cùng của dòng họ Nguyễn mở
cuộc khai phóng phương Nam và chiếm cứ Biên Hòa trước tiên.
Các chi tiết về cuộc tiếp thu Tây Ninh, nhìn qua sử sách được các vị
tiền bối của triều đình Huế xa xôi với cuộc Nam tiến ghi nhận thật là khiêm
nhượng.
Đến thời Pháp thuộc, địa phương kể trên mới được thực dân thiết lập
thành tỉnh. Trước ngày Tây Ninh thành lập tỉnh có rất nhiều cuộc cách
mạng của chiến sĩ Việt Nam vùng lên chiến đấu để mong đập tan ách nô lệ.
Nhưng có kẻ mãi quốc cầu vinh, hiệp lực với thực dân Pháp đang có thế lực
mãnh liệt đàn áp tàn khốc dân quân cách mạng. Do đó, cuộc cờ lịch sử đảo
ngược, ách thống trị gác lên đầu, toàn dân với mắt nhìn bất lực và buồn
thảm, an phận trước một thiểu số bá quan văn võ triều đình nhà Nguyễn.
Tất cả đều tưởng như một giấc chiêm bao !
Dù vậy, mạch máu hào hùng của dân tộc Việt Nam vẫn luân lưu không
định mức thời gian, không gian.
Riêng tỉnh Tây Ninh còn đến ngày nay, người ta phải nhắc đến các vị
anh hùng đã đem máu bảo vệ phần đất biên cương trên dọc đường mở
mang bờ cõi. Nếu lịch sử vì hoàn cảnh, hoặc vì lý do nào đó mà không ghi
nhận công lao hiển hách của những vị anh hùng vị quốc vong thân, thì lòng
dân mỗi địa phương vẫn giữ nguyên lòng sùng kính truyền khẩu cho con
cháu nối tiếp mà kẻ hậu sinh có khi cho rằng đó là giai thoại huyền sử.
Nhưng Tây Ninh còn đó, ắt phải có những anh hùng giữ đất biên thùy,
tưởng rằng không ai chối cãi được. Dân chúng nhắc nhở, lập miếu tưởng
niệm sùng kính, tôn thờ vị anh hùng tiền bối của đất Tây Ninh từ hơn ba
thế kỷ nay là ai ? Xin mời quý vị nghe chính những vị bô lão của Tây Ninh