Khách bộ hành đi xe ngựa hoặc cỡi xe đạp dù chạy nhanh hay chạy
chậm, lúc nào cũng nhìn thấy phía trước mặt cách khoảng 50 thước có một
đóm lửa đèn. Nếu khách ngừng, ngọn đèn dừng lại như đợi chờ. Khách di
chuyển, ngọn đèn cũng di chuyển giữ khoảng cách 50 thước.
Khi đi gần đến chân núi Bà Đen thì ngọn đèn vụt biến mất. Rồi khi
khách rời núi trở về Tây Ninh, lúc đến xóm Độn, ngọn đèn hướng dẫn
trước mặt cũng biến như khi đưa lên núi.
Trải qua bao nhiêu tuế nguyệt, những bậc kỳ lão và dân chúng địa
phương truyền nhau rằng : đóm đèn thần kia chính là đóm lửa hồn của lão
bộc Huỳnh Trung.
CHÚA NGUYỄN ÁNH GẶP THẦN NỮ
Những ngày lận đận giữa rừng, chúa Nguyễn Ánh cùng các quan cận
thần thường từ Sân Chầu qua lại núi Bà Đen. Một đêm chúa tạm nghỉ nơi
sườn núi. Nửa đêm chúa chiêm bao thấy một thiếu nữ phong dáng uy
nghiêm mà phúc hậu hiện.
Tỉnh mộng, chúa Nguyễn khấn hứa rằng : « Nếu phải rằng thần nữ
giúp ta dựng nước, thì ngày nào thống nhất sơn hà, tức vị đế vương ta sẽ
phong sắc cho Thần Nữ ».
Những ngày tháng ẩn nhẫn trôi qua, chúa tôi Nguyễn Ánh nhiều lần
hết lương thực, phải dùng đến hoa quả, ngô khoai rừng, củ nần
. Xắt ra
từng lát mỏng ngâm muối để trộn với gạo nấu cơm ăn đỡ lòng.
Một hôm chúa tôi Nguyễn Ánh chạy lạc lối về hướng Bắc núi Bà Đen,
người hết cơm, ngựa hết cỏ, tình cờ thấy một loại cây có gai, trái sống màu
xanh, trái chín nâu sậm sai quằn. Nguyễn Ánh truyền cho binh sĩ bẻ ăn,
nghe trái vừa chát vừa ngọt và no lòng. Nhờ đó mà tất cả đều đỡ dạ,
Nguyễn Ánh bèn đặt cho loại trái kể trên là Trung Quân. Tuy nhiên, có
truyền thuyết khác nói rằng : khi Tây Sơn rượt Nguyễn Ánh cùng quân sĩ
chạy lạc vào rừng núi Bà Đen thì trời đã tối. Chúa tôi lâm vào mệt mỏi và