TÂY NINH XƯA - Trang 97

đói lã ở giữa rừng. Nửa đêm hôm đó, Nguyễn Ánh nằm mộng thấy sơn thần
mách bảo rằng : nếu muốn đỡ lòng thì hãy cho quân sĩ lên lưng chừng núi,
sẽ gặp nơi đó có một loại trái cây dùng được và lên cao chút nữa sẽ có nước
mà uống.

Bừng sáng Nguyễn Ánh tỉnh dậy, kể giấc chiêm bao cho quan cận thần

nghe và dẫn quân sĩ đi về phía núi. Quả nhiên gặp được loại trái đã kể ở
trên và gặp được thác nước ở lưng chừng núi đổ xuống y như giấc chiêm
bao. Nguyễn Ánh đặt tên cho loại trái kể trên là trái Phù Quân (cả hai nghĩa
vừa giúp vua, vừa giúp lính). Về sau có nhiều người kêu trại ra trái Mừng
Quân, Mùng Quân, Quần Quân…

Đầu mùa thu năm 1787, Nguyễn Ánh xua quân về lấy thành Phiên

Trấn Dinh đổi vùng này thành tỉnh Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh
thống nhất sơn hà, lên ngôi cửu ngũ lấy niên hiệu Gia Long.

Ngoài việc chỉnh đốn sửa sang xếp đặt mọi nền móng quốc gia, phong

thưởng cho quan quân, Nguyễn Vương không quên vị Thần Nữ trong giấc
mộng năm xưa. Do đó Vương đã mô tả dáng người trong chiêm bao và ủy
nhiệm cho Tả Quân Lê Văn Duyệt mang sắc đến non linh tặng phong cho
Thần Nữ tước hiệu « Linh Sơn Thánh Mẫu » và lúc bấy giờ miền Tây của
Gia Định thành đã an ninh nên Vương cho đặt tên tỉnh Tây Ninh.

ĐAO BINH VÔ HÌNH Ở VÙNG NÚI CẬU TÂY NINH

Núi Cậu ở cách tỉnh lỵ Tây Ninh lối 12 cây số ngàn. Muốn đến núi

Cậu chúng ta phải đi đường lên Cà Tum, ngả đến Suối Vàng.

Đây là vùng núi non huyền bí. Nhiều bô lão và đồng bào ở Tây Ninh

ngày nay còn nhắc đến những truyền thuyết lạ ở vùng núi Cậu.

Tương truyền cách đây lâu năm, dân chúng ở vùng núi nầy thường

thấy một đạo binh xuất hiện trên núi mỗi tháng vài ba lần và liên tục
khoảng 15 năm như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.