- Đây phải chăng là ý của Phúc Khang An vì sợ phải cất quân sang bỏ thây
ở nước Nam ta nên tự sai sứ để bảo ta cầu hoà, chứ lý đâu lại là lệnh của
Càn Long?
Vua Quang Trung cười bảo:
- Nếu không có lệnh của Càn Long mà Phụ Khang An và Thang Hùng
Nghiệp làm là khi quân sao tránh khỏi mất đầu. Mà việc bang giao giữa hai
nước phải đâu là việc nhỏ. Phúc Khang An tất phải biết rằng sớm muộn gì
cũng lộ việc lại dám làm ư?
Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ cùng tâu:
- Hoàng thượng anh minh. Quả nhiên là Càn Long sợ thua mới làm thế thật.
Vua Quang Trung bảo quần thần rằng:
- Mãn Thanh là nước lớn gặp mười lần ta. Ta tạm thời nhịn họ, đợi ta
dưỡng uy sức nhuệ, nước mạnh dân giàu rồi sẽ cất quân sang đánh chúng
lấy lại đất Lưỡng Quảng trước kia là của nước Nam ta về sau người Tàu
đoạt đi. Nay dù nhịn chúng để giảng hoà nhưng không vì thế mà chịu nhục.
Bọn chúng bảo ta là mọi rợ, ta viết thư miệt thị chúng xem chúng đã làm gì
ta nào.
Nói xong vua Quang Trung liền sai lấy bút nghiên ra viết thư. Viết xong
vua trao Ngô Thì Nhậm và bảo:
- Đây là thư ta gửi riêng Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp. Con viết
biểu gửi Càn Long xin hoà ta giao cho Ngô Thì Nhậm được trọn quyền lo
liệu. Trong cương có nhu, cương nhu phải lúc, không được làm nhục quốc
thể nước Nam ta. Nay ta rút đại binh về Phú Xuân - giao cho Ngô Văn Sở,
Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết trong coi võ bị, việc ngoại giao với nhà
Thanh giao cho Ngô Thì Nhiệm. Hay nhớ không được làm nhục mệnh của
ta.
Đoạn vua Quang Trung rút đại binh về Phú Xuân.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp nhận được thư vua Quang Trung
liền giở ra đọc. Trong thư có đoạn:
"Ôi! Quân tinh cốt ở hoà thuận không cốt đông, cần tinh nhuệ không cần
nhiều. Ngươi khéo thắng là ở chỗ rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè