TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN - Trang 86

Phù Ly và Bồng Sơn thì ta sẽ chặn đường về của chúng. Ấy chẳng phải là
lập được đại công sao?
Phạm Văn Sĩ bàn:
- Nếu giặc lấy xong hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn thì quân ta nguy mất.
Văn Tiếp hỏi:
- Sào huyệt của ta trong núi Bô Chinh Sơn địa thế hiểm trở, giặc Tây Sơn
không thể vào được, lương thảo của ta đủ dùng trong một năm. Nay nghe
mất Quy Nhơn triều đình ắt lập tức đem binh thảo phạt, khi ấy ta xuất quân
đánh giặc lập công thì nguy là nguy làm sao?
Văn Sĩ đáp:
- Nếu giặc lấy xong hai huyện tất đem quân đóng ở các cửa biển đề phòng
binh triều đánh thủy binh. Nay đang là mùa khô nếu chúng dùng hoả công
đốt núi khi ấy quân ta bốn mặt đều thọ địch thì chẳng phải là nguy ư!
Chu Văn Tiếp giật mình hỏi:
- Vậy giờ ta nên làm thế nào?
Văn Sĩ đáp:
- Nhân khi chúng chưa chiếm giữ cửa biển ta đem toàn quân xuống cửa
Cách Thử mà chạy ra Quảng Nam đầu quân.
Văn Tiếp xua tay nói:
- Ta nhân lúc loạn tụ chúng thừa thời mà lập nên công lớn lưu danh hậu thế.
Nếu ra Quảng Nam đầu quân chẳng qua chỉ làm một chức cai cờ là cùng.
Ấy không phải là chí hướng của bậc đại trượng phu.
Phạm Văn Sĩ hiến kế:
- Ở phủ Phú Yên có một dãy núi tên là núi Trà Lang nằm về phía Nam đèo
Mù Công. Thế núi rất là hiểm trở lại nằm án ngữ con đường độc đạo vào
Nam. Nếu nhị ca không muốn đầu quân thì ta đi thuyền vào Phú Yên chiếm
cứ núi này chiêu binh mãi mã truyền hịch phò chúa Nguyễn diệt Tây Sơn.
Chặn đường Nam tiến của giặc Tây Sơn; ấy cũng là lập nên đại công đó!
Văn Tiếp khen:
- Diệu kế! Lời ấy rất hợp ý ta. Truyền quân mở đường theo chân núi ra cửa
biển Cách Thử rồi xuống thuyền vào Phú Yên.
*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.