khi sinh được công tử thì mừng hơn được báu
vật, lo mướn vú bõ để cùng phu nhân săn sóc cho con.
Năm lại, năm qua, thấm thoát công tử đã lên 7 tuổi, tính
tình hiền hậu,
trọn ngày biếng nói ít cười lại không thích chuyện chơi đùa
cùng đồng
bạn mà chỉ thường hay một mình nhắm mắt ngồi lặng, khác
hẳn mọi đứa trẻ tầm
thường.
Lo lắng đến sự học của con, Lý viên ngoại rước một ông Tú
tài đến dạy
cho công tử học và kiếm thêm cho con hai người bạn học,
một là Hàn Quần Anh
con ông Cử võ Hàn Thanh, người nữa cháu vợ tên Mông Vĩnh
cùng quê tại Vĩnh
Ninh.
Ba bạn trẻ quây quần học tập ý hợp tâm đầu. Duy Lý công
tử tuổi tuy còn
nhỏ xong rất mực thông minh, bất cứ sách gì chỉ liếc mắt
xem qua là thuộc, học
một biết mười, hai bạn tuy hơn tuổi mà không theo kịp.
Thầy học là tú tài Đỗ
Thuần Hương phải thường thầm khen là trẻ kỳ tài, vẫn
thường hay nói với Mậu
Xuân:
- Công tử sau này chắc sẽ thành một bậc kỳ tài thiên hạ và
sẽ là một bậc
giúp ích cho đời không nhỏ.
Năm công tử 14 tuổi đã lầu thông các sách Tứ thư, Ngũ kinh,
Bách gia, Chu
Tử, hằng ngày cùng Hàn, Mông hai bạn, ngâm thơ bàn luận,
lời lẽ tinh nghiêm
và có ý tứ cao xa. Một điểm đặc biệt là Tu Duyên chỉ thích
đọc Kinh sách Phật
mà hễ đọc đâu nhớ đấy, trí tuệ minh mẫn vô cùng.
Năm ấy, viên ngoại muốn cho con dự phần khoa bảng nên