tuệ, vụt mở máy linh,
liền quỳ lạy Nguyên Không làm lễ bái sư, xin thế phát.
Nguyên Không khiến
tắm rửa, trai giới rồi đến trước tượng Như Lai xuống tóc cho
Tu Duyên, đặt pháp
hiệu là Đại Tế.
Từ khi Nguyên Không vỗ vào đầu ba cái, Tu Duyên sực tỉnh
mộng đời, nhớ
được tiền thân của mình, nhưng sợ người trần bày lắm điều
ghen ghét, liền phải
giả dạng phong điên để che mắt tục, ra ngoài thì làm việc
cứu giúp kẻ khốn
cùng, khuyên dạy chúng sinh, nhưng khi ở trong chùa miếu
thì giả dạng cuồng
dại hay làm điều lầm lỗi vi phạm giới cấm.
Ngày ngày Đạo Tế đi dong ngoài đường, uống rượu, ăn thịt,
trong mình nếu
không có tiền thì lấy trộm của thập phương cúng chùa mà
tiêu xài. Bữa nào
không kiếm được đâu ra tiền thì bất luận áo quần, Đạo Tế
liền đem ra phố bán
mà mua rượu thịt. Nội chùa chỗ nào và của ai cũng đều bị
mất trộm, duy có
trong nơi phương trượng thì không hề suy suyễn vật chi.
Có một lần người thủ hộ là Quảng Lượng mất chiếc áo lễ,
truy nguyên ra
mới hay là Đạo Tế đã lấy và đem ra ngoài phố bán, liền cho
người đi chuộc về
rồi mặt giận hầm hầm tới trước Nguyên Thông mà bạch
rằng:
- Trong chùa hiện nay có một vị tăng không giữ thanh qui,
xin phương
trượng phải nên nghiêm trị.
Nguyên Thông chậm rãi nói:
- Ngươi tuy nhất định rằng việc trộm áo của ngươi la do nơi
Đạo Tế, nhưng