TÊN CỦA ĐÓA HỒNG - Trang 9

Umberto Eco

Tên của đóa hồng

Dịch giả: Đặng Thu Hương

Lời mở đầu

Trong “Những lời chú giải về quyển “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG” đăng trên
một tạp chí Ý, UMBERTO ECO khẳng định rằng một nhà văn luôn luôn
nghĩ đến độc giả. Chính ECO đã từng nói rằng khi viết, tác giả phải “nhắm
vào” người đọc.
Cũng có khi nhà văn nhằm vào một số người đặc biệt nào đó, nhưng thông
thường ông nói với một độc giả tưởng tượng mà ông hy vọng sẽ tạo ra
được nhờ tác phẩm của mình.
Có lẽ ECO đã không tiên đoán được sự thành công vĩ đại, và không ngờ
tiểu thuyết này đã được đón nhận quá nồng nhiệt ở Ý và nước ngoài, một
sự thành công mà các nhà phê bình văn học và những chuyên gia về truyền
thông cố tìm cách giải thích.
Điều làm điên đầu các nhà phê bình và các chủ bút không phải là việc phát
hành quyển sách này quá nhanh chóng và rộng rãi, mà vì quyển sách này
vừa phong phú vừa phức tạp; một sản phẩm văn học có giá trị khiến cả nhà
phê bình lẫn độc giả bình dân, giới trí thức cũng như quảng đại quần
chúng cùng lưu tâm.
Vậy thì nguyên nhân đưa đến sự thành công này là gì? Và làm thế nào một
quyển tiểu thuyết đặt trọng tâm trong một Tu viện thời Trung Cổ ở Ý, đầy
rẫy những liên hệ lịch sử và triết lý, lại có thể chinh phục mọi tầng lớp
người trên thế giới?
Đã có lần, trong thị trường sách báo của chúng ta, có một sự phân biệt rõ
ràng giữa những tác phẩm dành cho số đông và sách cho giới trí thức cùng
người sành điệu. Sự phân đôi này, một phần vì việc san bằng và thương
mại hóa văn học, mà nguyên nhân là do các phương tiện truyền thông
quảng đại (radio, tivi, báo chí…), mặt khác, vì phản ứng đối kháng của các
thức giả để chống lại sự hạ thấp dân trí này.
Thật mâu thuẫn thay, hiện nay giới trí thức Ý xem một tác phẩm càng được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.