TÊN TÔI LÀ ĐỎ - Trang 643

Hegira, Siyah từ phương đông trở về Istanbul bắt đầu những sự việc được
kể lại trong tiểu thuyết này.

1603-1617: Triều đại của vua Ottoman Ahmet I, người phá hủy cái đồng

hồ lớn cùng nhiều bức tượng được Nữ hoàng Elizabeth I gửi đến cho Đức
vua làm quà tặng.

THỬ TÌM MỘT CÁCH GIẲI MÃ TÊN TÔI LÀ ĐỎ

(Thay lời bạt)

Đến đây các bạn đã đọc xong Tên tôi là Đỏ. Chúng tôi, những người

dịch, vốn đã sống với tiểu thuyết này vài tháng để hoàn tất bản dịch, rất
muốn bàn bạc trao đổi với quý bạn những suy nghĩ của mình, trong một nỗ
lực thấu hiểu được tác phẩm với tư cách người đọc, chứ không phải với tư
cách một nhà phê bình chuyên nghiệp.

Chúng tôi tin rằng (mà niềm tin thì không đòi hỏi phải chứng minh, nên

rất mong các bạn lượng thứ cho chúng tôi việc chứng minh này) mọi sáng
tác văn học và nghệ thuật đều có nhiều cách đọc, hiểu và lý giải khác nhau.
Do đó, chắc chắn một kiệt tác như Tên tôi là Đỏ cũng vậy (nó là kiệt tác vì
nó đủ thuyết phục và hấp dẫn đối với nhiều tầng lớp người đọc ở nhiều nền
văn hóa khác nhau, Đông cũng như Tây). Nên chúng tôi tin rằng (lại "tin"
nữa) tác phẩm này có thể có ba tầng ý nghĩa, hay ba cách đọc khác nhau.
Và chúng tôi gọi "ba tầng" cho dễ hiểu chứ không có ý đồ cho rằng tầng
này thâm sâu hơn tầng kia, nghĩa là, mỗi tầng đều có giá trị như nhau.

Thứ nhất, bạn có thể xem nó như một tiểu thuyết hình sự. Xét cho cùng,

tiểu thuyết hình sự không có gì là kém cỏi, hay thiếu tính văn chương, vì tác
giả phải có tay nghề đủ cao để buộc người đọc lật sang trang kế tiếp cho
đến hết cuốn sách, buộc người đọc phải suy nghĩ, lý giải (tức là "sống"),
cùng nhân vật cho đến kết thúc. Nói cách khác, tiểu thuyết hình sự cũng
khó viết như mọi loại hình tiểu thuyết khác, thậm chí còn khó viết hơn loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.