mắt. Buổi tập diễn ra nghiêm túc đúng theo sự hướng dẫn của đạo diễn.
Diệu Linh không nén được cảm xúc, cô nói với Ca Thơ:
– Linh hoàn toàn bị bất ngờ khi nhìn các chị ấy mặc đồ của Thơ cắt may. Ai
tin nổi nhà thiết kế lại bình dị tới mức quê mùa trong trang phục chính
mình.
Ca Thơ so vai:
– Đừng khen nhiều quá, kẻo mũi ta nổ cái đùng thì gay đấy. Đẹp, ai nhìn
cũng thích, ta giống Linh thôi. Khổ nổi, để có một bộ đồ đẹp, quá tin kém,
người lao động chỉ có thể mơ chứ không dám xài. Ta đã thử tạo mẫu trên
chất liệu vải thường, giá bình dân. Nhìn bên ngoài ai biết chứ. Nhưng còn
các ông bà chủ, người sẽ đầu tư để tung hàng ra thị trường họ có nghĩ tới
khát khao của người nghèo không? Hay họ sẽ tăng giá bán lên rất cao? Ta
buồn là vậy.
Diệu Linh gật đầu:
– Thơ nói phải, nhà đầu tư sản xuất họ cần lợi nhuận, kinh doanh mà.
Ca Thơ nhếch môi:
– Nhưng đừng quên rằng xã hội nào, mức tiêu thụ lớn hơn cả vẫn nhằm vào
các tầng lớp dân lao động.
– Ý của Thơ, hàng bán ra nhiều, lời ít một chút cũng không lỗ phải không?
– Ăn nhau ở số lượng hàng tiêu thụ nhiều hay ít.
– Linh sẽ bàn với mẹ ý kiến của Thơ.
– Dì Hân bán giá bình dân. Ca Thơ hứa thiết kế cho dì những mặt hàng độc
quyền. Thơ không nói láo đâu. Chỉ cần thêm vài nút thắt, sửa một nắp túi
áo thôi bộ trang phục sẽ khác mốt liền. Tuổi xì tin bây giờ các cô cậu thích
mô đen, không cần vải đẹp. Mặc vài ba lần họ bỏ ấy mà.
Thơ rất rành trang phục, vậy mà cuộc sống của Thơ quá đơn giản. Sau lần
này, Thơ nên thay đổi đi.
– Ước mơ muôn đời chỉ là ước mơ thô. Dù sao ta nên đối diện thực tế.
Hai cô gái trở về nhà khi thành phố đã đi vào chiều sâu của màn đêm. Bà
Hân vẫn còn thức chờ cửa.
Diệu Linh nhăn nhó:
– Mẹ à, con đâu còn nhỏ nhặt nữa, cơn nói hoài sao mẹ cứ thức chờ con