Thơ đi làm chắc cực khổ lắm, nhưng con bé coi vậy là biết suy nghĩ đó anh.
Nó làm xa hay gần hả anh?
Ông Tuấn Công buồn buồn:
– Thương cha thật, nhưng con gái luôn có những điều rêng tư, mà sự chia
sẻ cần nhất từ người mẹ. Ca Thơ không cho tôi biết việc nó đi làm, đến khi
người ta báo tin nó được tuyển dụng, nó mới chịu nói. Công ty nằm tuốt
ngoài khu công nghiệp Bắc Sơn. Buổi sáng con bé đi làm bằng xe đưa rước
công nhân, 5h chiều xe đưa về.
Bà Hân cau mày:
– Cực lắm đó anh. Bọn chủ nước ngoài bóc lột sức công nhân ghê lắm. Sắp
tới gia đình tôi vô Sài Gòn, tôi dự định mở một công ty thời trang. Hồi nhỏ,
Ca Thơ vẽ đẹp, cắt may giỏi, lâu không gặp, chả biết con bé còn ấn tượng
với nghề không. Tôi định đưa Ca Thơ về nhà tôi.
Ông Công chậm rãi:
– Chuyện này tôi không cản được Ca Thơ. Nó lớn rồi, gia đình gặp khó
khăn, nó tự vào đời bươn chải. Tôi bất lực không lo được cho con đến nơi
đến chốn.
Biết con đậu đại học, cũng nghiến răng nuốt vào lòng nỗi đau, nỗi tủi thay
con.
Thôi thì tự nó suy nghĩ chị ạ, miễn không làm chuyện bậy bạ được rồi.
Diệu Linh tròn mắt:
– Ca Thơ thi trường nào vậy bác Hai?
– Nó thi kinh tế, đậu thủ khoa ngành quản trị kinh đoanh lận. Nó lén bác
Hai, thi thêm cao đẳng mỹ thuật ngành thiết kế hay trang trí gì đó. Nó đậu
và giấu biệt, sợ bác buồn. Nhưng thằng bạn của nó kể bác nghe tất cả. Còn
cháu, cháu học trường gì?
Diệu Linh nhoẻn cười:
– Dạ! Mẹ bắt cháu học y khoa. Nhưng cháu sợ thuốc chết khiếp. Nghe lời
ba cháu thi kinh tế, cháu đủ điểm đậu, chứ không được xuất sắc như nhỏ Ca
Thơ.
Diệu Linh quay sang bà Hân:
– Mẹ! Hay là mẹ tài trợ cho Ca Thơ để nhỏ Thơ được học tiếp nhé!