kia thừa cơ đâm một mũi mã tấu vào mặt mình. Vì thế, chứa sơn lâm cứ
phải đờ mắt chăm chú nhìn ông Bỉnh giữ thế thủ, không dám khai thế công.
Trong khi ấy, Mãnh, mặc áo nịt kỹ càng, không sợ gì răng nhọn và vuốt sắc
nữa, cứ việc ngồi điềm nhiên thu mình dưới bụng hổ. Đáng lẽ, nhân khi hổ
mải nhìn ông Bỉnh, Mãnh phải thừa cơ mở cuộn dây trong người ra buộc
lấy hai chân sau loài ác thú. Nhưng Mãnh mặc áo quần nhiều quá đến nỗi
người to như cối xay, ngồi trong lòng hổ không tài nào cử động được. Biết
việc buộc chân làm không nổi, Mãnh sẽ dịch một chút lên phía trước cố ý
làm cho hổ thấy mình cựa. Hổ tuy thấy dộng nhưng cũng không dám cúi
nhìn, lại phải nhổm đít lê lên một tí, nhốt chặt Mãnh vào khoảng giữa bốn
chân mình, không cho Mãnh trốn thoát. Ông Bình hiểu ý, vừa múa đao, vừa
lùi về mé cầu một bước, Mãnh lại làm ra bộ muốn trốn, tiến lên một vài tấc.
Hổ lại xê lên một chút để giữ lấy mồi. Ông Bỉnh cũng lùi lại phía sau một
bước nữa. Dần dà cứ thế mãi, cả ba, độ một giờ sau, cùng ở trên mặt cầu.
Hổ đến ngồi chỗ vẫn thường ngồi mà không biết. Lúc hổ đã tới chỗ ấy, thì
Mãnh chịu khó ngồi yên, không cựa nữa mà ông Bỉnh cũng không lùi nữa.
Chỗ hổ ngồi là một lớp sàn, làm bằng tre hoặc luồng, chắp lại như một cái
bè dài, dùng làm cầu bắc ngang qua khe suối. Thế tất những quãng giữa hai
cây tre chắp lại là một khe hổng dài làm cho ta đứng trên cầu, có thể trông
suốt được xuống đến mặt suối. Những đường kẻ ấy, có chỗ bề rộng đến hơn
một tấc ta. Chỗ Thần hổ ngồi, có một đường hở to như thế. Hai cha con
Mãnh cố ý làm cho hổ ngồi đúng giữa đường hở ấy, Mãnh lại khôn khéo cố
lết mãi lên gần hai chân trước của hổ, ép mình sát vào hai chân ấy, chỉ cốt
để mé dưới bụng hổ được thành thơi. Mãnh làm như thế, không phải không
có ý định. Nguyên xưa nay Thần hổ xám vẫn có một nết rất xấu, là mỗi lần
đến ngồi trên cầu tre, thì thường hay ngồi vào chỗ có kẽ hổng, rồi thả
dương vật vào cái khe hổng ấy, cọ đi cọ lại cho đỡ ngứa, tự lấy thế làm
khoái lạc vô cùng. Đó là một thói thường của hổ, tỷ như thói gãi tai của loài
chó, hoặc thói gãi bẹn của giống hầu. Biết được thóp ấy, ông Bỉnh cốt lừa
hổ đến ngồi ở chỗ cũ, để bắt nó thế nào cũng phải chết sau khi chịu một
phen cực khổ ê chề.