nhìn trước nhìn sau cẩn thận trụt từ trên cây xuống, lại giữa cầu kéo dây
song đem Thắng Mãnh lên. Ông vừa đem được con trai lớn lên mặt cầu, thì
một bàn tay đen thui thủi, tựa như làm bằng bùn, nhô lên cào chân ông.
Điềm tĩnh như không, ông Bỉnh cúi xuống, lấy tay nắm chặt cổ tay bùn ấy,
kéo lên cầu một con quái vật trông kỳ dị lạ lùng. Con quái vật ấy không
phải ai xa lạ cả, nó tức là Lầm Phá, nhưng một Lầm Phá trát bùn từ đầu đến
chân, lại cầm trong tay tả một con dao găm sáng loáng và rớm máu. Thì ra
anh chàng con út ấy phải nằm phục dưới cầu, dùng dây buộc mình vào thân
cầu, nằm dài theo chiều cầu và áp mặt vào phía dưới sàn. Anh ta phải tắm
bùn cho hổ không thấy hơi người nữa, rồi cứ nằm ngửa sát mũi vào những
cây luồng, hé mắt qua khe hổng để nhìn lên trên cầu. Đợi khi Thắng Mãnh
dử hổ lại giữa khe hổng và buộc xong đâu đấy phân minh, Lầm Phá mới
dùng lưỡi dao găm đâm nhè nhẹ vào tay anh, ra hiệu. Khi Mãnh huýt còi
cho hổ phải bàng hoàng kinh ngạc, thì Phá đưa lưỡi dao găm cho ngọt,
dùng thân luồng làm thớt, cắt mất của ông chúa sơn lâm cái quý vật rơi
lòng thòng xuống khe cầu.
Thế là hổ đau quá, nhảy chồm lên; ông Bỉnh chỉ việc phióng dao cho
đúng rồi chạy trốn. Công việc hoàn thành đâu đấy, ba cha con vội vã ra về.
Cả ba cùng không dám chậm trễ, chạy tuột một mạch vào động lấy ngựa,
rồi ra roi phi nước đại, không dám ngoái cổ lại nhìn. Vì lúc đó, một tiếng
"ââ uôôm" long trời làm vang động cả một khu rừng núi.
Về đế nhà, ba cha con cùng nhau vui vẻ bàn bạc, đinh ninh rằng loài ác
thú kia, bị những vết tử thương như vậy, thì khó lòng sống được ba ngày.
Rồi ông Bỉnh vui vẻ vào báo tin mừng cho quan huyện biệt.