xong, ông Bỉnh vội lủi vào trong bụi ngồi nấp. Thắng Mãnh theo cha, cũng
nấp ở gần đó độ vài thước.
Đợi ngót nửa trống canh, vào khoảng giữa giờ Thân, một tiếng gầm inh
ỏi, trong lanh lảnh như tiếng khánh, làm tạo hoá phải giật mình kinh hãi.
Những loài chim chóc, đương ríu rít kiếm ăn, rào rào vỗ cánh bay đi chỗ
khác, những loài chồn, loài thỏ vội chui rúc vào lỗ, không dám lộ đầu ra
ngoài. Con nào vô phúc chạy bị vấp, thì đành chổng ngược bốn vó lên trời,
kinh khủng đến cực điểm, không lê đi được bước nào nữa, cứ đành run lẩy
bẩy mà liều với số mệnh.
Một mùi hôi thối nồng nàn, sặc sụa, xông lên mũi hai cha con họ Đèo,
tựa hồ tất cả gầm không khí bao bọc khu rừng toàn bị mùi hổ làm cho nhơ
nhớp. Một cái bóng lù lù tự phiwá Đông Nam đi lại, ở trong một bãi sậy
nhô ra. Cái bóng ấy vươn mình mấy lượt; mỗi một lượt vươn tấm hình hài
vừa dài vừa to lớn, là một lần cúi gầm mặt xuống đất, ngáp một cái dài. Rồi
những tiếng "à uôm" vang trời nối theo những cái ngáp dài ấy. hai cha con
Thắng Mãnh nhận biết Thần hổ xám, con hổ đã làm cho cả huyện Thạch
Thành kinh sợ hơn sợ Thánh, sợ Trời. Con vật đã làm cho nhân dân huyện
ấy không lúc nào làm ăn mà không nơm nớp lo ngại. Hai cha con lại hiểu
rằng tục truyền không phải toàn những lời sai ngoa vô bằng cứ. Phàm trong
loài cọp, hông con nào lúc ngáp dám ngửa mặt lên trời. Bởi lẽ mồm cọp rất
hôi; tung hơi bẩn lên mặt Thượng đế là một sự tối vô lễ; những con mãnh
thú trước kia làm vô ý như thế, đều bị Thiên lôi dùng lưỡi tầm sét đánh cho
tan nát hình hài. Cho nên ngày này, những con mãnh thú ấy, - nhất là hổ -
rất sợ sấm sét, và không khi nào dám ngạo mạn tuôn ám khí lên mây nữa.
Nhưng đó là một phương diện khác. Lúc hai cha con họ Đèo thấy hổ
xám tiến lại, cả hai cùng nép mình yên lặng, thu hết can đảm và nghị lực,
ngồi chờ. Hổ từ từ vừa vươn vai vừa đi lại phía Bắc, nghĩa là lại mé đầu
cầu. Bên kia cầu, trước mặt hổ, là một rừng cây rậm rạp mọc ven sườn núi,
chỗ ẩn thân của hai cha con nhà thiện xạ. Gần đến cầu, hổ đứng dừng lại