THẦN HỔ - Trang 5

nghe thiên hạ bàn tán về nó: trong lỗ tai nó có hơn trăm vết đỏ, chứng rằng
nó đã ăn thịt hơn một trăm người. Phàm già trong loài hổ, tục truyền rằng
mỗi lần bắt được một người, trong tai lại có thêm một vết đỏ; con nào bình
sinh gồm đủ trăm vết, thì sẽ được thành tinh, và nếu có phúc phận, sẽ sống
lâu đến vài trăm tuổi. Từ sắc vàng, hổ yêu sẽ thay lông ra sắc xám, khi nào
sắc lông trắng toát, ấy là lúc được làm chúa các loài hổ trong rừng.

Lầm Khẳng, không may, là một kẻ thù của thần hổ xám. Vì thế, chàng

không dám ở lại Thạch Thành nữa, phải bỏ quê hương đi trốn nạn ở
phương xa. Mối thù của Lầm Khẳng đối với hổ xám, cũng như mối thù của
quái vật ấy đối với chàng, là một mối tử thù, một mối thù "bất cộng đái
thiên". Nguyên nhân mối thù đó rất lạ lùng bí hiểm.

Con hổ xám kia ngày nay bị chột mất một mắt, và - xin lỗi các bạn độc

giả - bị cụt mất đương vật. Sở dĩ nó hoá ra tàn tậ, cũng bởi tổ phụ Lầm
Khẳng, một nhà thiện xạ giỏi săn bắn, đã làm cho nó trải qua một phen
"thập tử nhất sinh". Câu chuyện này kể ra rất dị kỳ, mà cũng tức cười vỡ
bụng. Nguyên quan huyện sở tại cùng phu nhân là một đôi vợ chồng mộ
đạo, hay đi lễ bái ở các đền chùa. Gần huyện Thạch Thành có Phố Cát là
chỗ thờ tự rất thiêng, mà phong cảnh lại ngoạn mục. Nhưng đường đi sang
Phố Cát rất gập ghềnh, hiểm trở, thuở xưa đường chưa mở rộng cho xe cộ
và ô tô qua lại, nên đường bộ phải đi ngựa, đi cáng và đường thuỷ phải đi
thuyền. Một lần cùng phu nhân tới Phố Cát, quan huyện bị một phen kinh
hồn táng đởm, vì giữa đường,, cách ngài cùng cáng phu nhân đó hơn mười
bước, một ông "ba mươi" ngồi chễm chệ vẫy đuôi chơi. Con hổ ấy lại rất
lớn, da nó nửa vàng, nửa xám trông rất đẹp, nó ngồi trên một chiếc cầu nhỏ
bắc ngang qua suối, quay lưng lại phía quan quân. Quan huyện lúc bấy giờ
luống cuống không biết làm thế nào. May sao có một tên lính lệ can đảm,
bảo phu đỗ lại rồi vội chạy vào bụi chặt một cây vầu dài và lớn, vạt cho hết
lá và cành nhỏ, dùng cây vầu ấy làm một ngọn roi quất vào đít hổ. Đánh
đuổi hổ như thế là một sự rất nguy hiểm, vì lỡ ra, nếu hổ ngoái đầu lại trông
thấy người, tất điên tiết xông vào vồ, thì có kẻ thiệt mạng. Vì thế quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.