THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 807

Nhà nước. Với sự ra đời của Nhà nước, tập tục, luật lệ của thị tộc trở thành
một hiện tượng lỗi thời và phản động. Vì Nhà nước là một tổ chức cao hơn
tổ chức thị tộc, rộng lớn hơn, văn minh hơn, khoa học hơn tổ chức thị tộc, do
đó nó không thể chấp nhận một cách xét xử theo tập tục, luật lệ của thị tộc
vốn dựa trên mối quan hệ huyết thống. Từ nay chức năng trừng trị kẻ phạm
tội sát nhân thuộc về chính quyền. Do đó hình ảnh và chức năng những nữ
thần Érinyes cũng phải thay đổi. Thường những nữ thần hung dữ đòi báo
thù, những Érinyes chuyển thành sự giày vò, hối hận, đau khổ, cắn rứt trong
lương tâm kẻ phạm tội. Đúng hơn, những nữ thần Érinyes bắt kẻ phạm tội
phải chịu hình phạt đó (âu cũng là một cách báo thù). Còn kẻ phạm tội trong
hoàn cảnh của giai đoạn quá độ từ chế độ công xã thị tộc phụ quyền chuyển
sang chế độ chiếm hữu nô lệ có thể thoát khỏi nỗi giày vò, đau khổ, sự truy
nã của những Érinyes bằng sự sám hối và tập tục rửa tội của tôn giáo. Sự ra
đời và phát triển của Nhà nước đã tăng cường và thúc đẩy sự phân công, đặc
biệt sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay làm cho đời sống
văn hóa-chính trị ngày càng có tổ chức hơn, văn minh hơn, văn hóa khoa học
phát triển. Do đó việc xét xử những kẻ phạm tội cũng như xét xử, phân giải
những vụ việc tranh chấp trong đời sống phức tạp của xã hội công dân đòi
hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, và tòa án đã ra đời. Tòa án ra đời kéo
theo sự ra đời của khoa biện luận mà ngày nay chúng ta quen gọi là nghệ
thuật hùng biện (đương nhiên cuộc đấu tranh chính trị giữa các phe phái đối
lập cũng là một nguyên nhân phát sinh ra khoa biện luận). Công việc xét xử,
kết tội, phản bác dần dần trở thành một nghề chuyên môn. Đó là tất cả những
mầm mống để sau này trong tiến trình lịch sử hình thành cái mà ngày nay
chúng ta gọi là công việc tư pháp, pháp chế, luật học, và đó cũng và nguyên
nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chức danh và chức năng của Érinyes. Nhà
viết kịch Eschyle đã khai thác thần thoại Oreste trả thù cho cha để viết nên
bộ ba bi kịch thơ Oreste (Orestie 458 TCN). Nhờ có bộ ba bi kịch này mà
chúng ta mới có một hiểu biết phong phú và sâu sắc về thần thoại đó. Giải
thích ý nghĩa của Oreste, một nhà nghiên cứu người Đức là Bachofen vào thế
kỷ XIX đã viết, “đó là cuộc đấu tranh giữa chế độ mẫu quyền đang suy tàn

với chế độ phụ quyền vừa nảy sinh và đắc thắng trong thời đại anh hùng”

228

.

Tuy nhiên cũng có một vấn đề nữa đòi hỏi chúng ta làm sáng tỏ

thêm: Oreste được trắng án như là một thắng lợi của chế độ phụ quyền.
Đúng! Nhưng có phải đích thực là thắng lợi của chế độ phụ quyền của thời
đại anh hùng không? Có những bằng chứng cho phép chúng ta đặt lại vấn đề
như thế.

1 - Ở thời đại anh hùng không có hình thức xét xử nào giống như

hình thức xét xử ở Oreste, xét xử bằng tòa án, có kết tội, có phản bác rồi có
quyết án. Đọc anh hùng ca của Homère, IliadeOdyssée, chúng ta thấy đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.