có một hình thức xét xử với quan tòa nhưng chúng ta không thấy miêu tả
một cuộc xét xử nào đạt tới một trình độ nghiêm túc tương tự như cuộc xét
xử trong Oreste
.
Ở thời đại anh hùng, thời đại mà tổ chức thị tộc cũ đang sống thật là
mạnh mẽ nhưng bắt đầu tan rã
, mọi việc tranh chấp, phải xét xử đều do
hội đồng gồm có các Trưởng thị tộc và Đại hội Nhân dân đảm nhiệm: Việc
tranh chấp giữa Achille và Agamemnon về quyền lợi (người nữ tỳ Briséis)
không được giải quyết bằng xét xử. Lúc đầu Agamemnon thắng vì
Agamemnon dùng quyền lực ức hiếp Achille, tước đoạt của Achille người
nữ tỳ. Sau này Agamemnon “thua” phải trả lại cho Achille người nữ tỳ
Briséis cùng nhiều của cải khác. Nguyên nhân trước hết bởi quân Hy Lạp
thua to trên chiến trường và quan trọng hơn đây mới là điều quyết định,
Achille vì tình cảnh thị tộc bộ lạc, hối hận về hành động giận hờn của mình
đã gây nên cái chết của Patrocle, người bạn thân thiết của mình, bằng lòng
nhận sự đền bù của Agamemnon, xuất trận với mục đích trả thù cho Patrocle.
Hoàn toàn không có quyền lực công cộng nào xét xử trong vụ tranh chấp này
giữa hai cá nhân. Trong Odyssée, Ulysse đã giết 108 tên cầu hôn, trả thù bọn
chúng đã phạm tội xúc phạm đến tài sản của Ulysse, cưỡng ép Pénélope, vợ
Ulysse, phải tái giá, mưu cướp quyền cai quản đảo Ithaque của Ulysse. Giết
tới hàng trăm người như thế nhưng không bị đưa ra xét xử ở một tòa án nào
cả. Vậy thì nợ máu lại trả bằng máu, thân nhân của những người bị giết tập
hợp lại quyết báo thù, và nếu cứ thế thì trả thù báo thù hết đời này qua đời
khác. Mỗi bên đều hành động theo cái lý của mình, nếu không có nữ thần
Athéna đứng ra bắt hai bên phải chấm dứt hẳn cuộc giao chiến thì không biết
sẽ đổ thêm bao nhiêu máu nữa. Ở đây, chúng ta cũng không thấy có một
quyền lực công cộng nào đứng ra xét xử.
2 - Oreste được là người vô tội không phải bằng con đường rửa tội.
Oreste được là người vô tội bằng con đường xét xử của tòa án, một hình thức
xét xử công khai và dân chủ, công bằng và hợp lý.
3 - Như vậy ta thấy từ tập tục của chế độ công xã thị tộc đã chuyển
sang cái mà chúng ta có thể gọi là luật pháp của nhà nước. Con đường giải
quyết theo tập tục là con đường mòn, luẩn quẩn, bế tắc, không chuẩn và
trước hết nó dựa trên cơ sở của tình cảm, nghĩa vụ huyết thống. Con đường
giải quyết theo pháp luật của nhà nước là con đường quang minh chính đại,
công khai, công bằng, dân chủ hợp lý. Đó là con đường của tư duy và lý trí.
Chỉ có giải quyết bằng pháp luật của nhà nước thì mới chấm dứt được mối
thù truyền kiếp giữa hai dòng họ Atrée và Thyeste bắt nguồn từ lời nguyền
của Myrtilos.