Nhờ vậy khi Quang Hùng, Suzuki và Uông Đông Nguyên thẩm vấn. Ngô
Nhân Kiệt đã nhận hết tội trạng. Kể cả chuyện rải truyền đơn dán bích
chương trong thành, rồi gây hỏa mù bằng cách đỗ lỗi cho bọn học sinh, để
quân Nhật đóng cửa trường, học sinh bơ vơ sẽ tự động tham gia du kích.
Nhờ vậy mà tội của chúng tôi được bỏ qua. Vả lại ông cũng không muốn
làm cho con gái cưng của ông khó xử khi trở lại trường. Thế là trong buổi
tối hôm ấy bọn tôi được lệnh tha cả.
Trưởng lớp Lưu Đại Khôi là người được ông hiệu trưởng cứu vì có quan hệ
họ hàng xa gần, Khôi nói: “Thế tại sao ông ta biết đó là tội của Ngô Hán
Thanh mà lại cố tình trút tội cho Đinh Ngọc Như?” Câu hỏi này sau đó
chúng tôi cũng tìm được giải đáp. Đó là vì thầy hiệu trưởng thương bọn tôi.
Biết bọn tôi nghèo có bị bắt tội tình khó tránh. Còn Đinh Ngọc Như là con
của Đinh Tân Trai, một tên Hán gian nhiều tiền lắm của, có thế lực, nên
ông biết dù có trút tội cho Đinh Ngọc Như, Như cũng chẳng sao. Xem ra
ông Phật đất có vẻ ba phải vậy mà cũng lắm nghĩa tình.
Sau cái chết của thầy Dương. Tất cả bọn học sinh chúng tôi đều nhìn Uông
Đông Nguyên bằng ánh mắt căm thù không giấy giếm. Tại sao ông biết
chuyện bọn hiến binh sẽ đến bao vây mà không báo trước? Còn cố tình
lánh mặt? Không biết chừng người đi tố thầy Dương đích thực là ông ta.
Mặc dù Suzuki đã đính chính chuyện đó. Sự nghi ngờ đó càng tăng khi sau
đó bọn tôi thấy Uông Đông Nguyên lúc nào cũng có mặt sát bên Suzuki và
Khuyển Dưỡng Quang Hùng. Uông Đông Nguyên rõ ràng là người của
Nhật. Hắn là Hán gian, thông dịch viên và cả mật thám cho bọn Nhật nữa.
Nhưng nỗi buồn của chúng tôi không chỉ dừng lại ở đấy. Một tuần lễ sau,
qua Đinh Ngọc Như chúng tôi còn biết được tin Ngô Nhân Kiệt đã bị
Khuyển Dưỡng Quang Hùng xử bắn ngay trong ngục. Dĩ nhiên người đau
lòng nhất là Ngô Hán Thanh. Hắn thề sẽ giết Quang Hùng và Suzuki để báo
thù cho anh hắn. Còn với Uông Đông Nguyên tội chết vẫn không thay.