Nó ngoạm một nạm rơm không giống cơm mà cũng không giống bún.
- « Chao ôi ! Hoạn nạn của ta ít ra cũng là một bài học cho những đứa
trẻ không biết vâng lời, không thích làm việc. Chao ôi ! Chao ôi ! »
Ông chủ lúc ấy bước vào chuồng lừa, la nó :
- Thôi bớt bớt đi ! Đừng có chao ôi nữa. Con lừa bé nhỏ kia, mày
tưởng tao mua mày về đây chỉ cốt cho mày ăn và uống thôi ư ? tao mua
mày về là để cho mày làm việc, để mày làm ra tiền cho tao. Phải can đảm
lên ! Hãy đi với tao vào rạp xiếc, tao sẽ bày cách cho mày nhảy qua vòng
và nhảy các điệu nhảy khác, hai chưn sau đứng dựng thẳng lên.
Dù muốn dù không, Bích nô cô cũng phải tập những điệu chủ dạy. Nó
mất hết ba tháng để tập và phải nhận lấy những lằn roi đến nứt da.
Cuối cùng cả là đến ngày mà chủ nhật của Bích nô cô cho quảng cáo một
cuộc biểu diễn hết sức ly kỳ. Chương trình bằng giấy ngũ sắc dán khắp cả
các ngõ đường cho mọi người biết như sau :
ĐẠI DẠ HỘI
Hôm nay sẽ có các tài tử.
Những con ngựa của đoàn nhảy và đóng trò như thường lệ.
Lần đầu tiên người ta thấy LỪA BÍCH NÔ CÔ
tức
NGÔI SAO CỦA NHỮNG LỐI NHẢY.
Rạp sẽ thắp đèn sáng như ban ngày.
Các em biết không ? Hôm đó, một tiếng đồng hồ trước giờ khai diễn, rạp
đã chật cả người.
Không thừa lấy một chỗ từ hạng cao đến hạnh thấp. Dù bỏ vàng ra cũng
không kiếm được một chỗ nữa. Trên sàng gác, bọn con nít cả trai lẫn gái đủ
các cỡ tuổi chờ xem cho được Bích nô cô nhảy.
Xong lớp đầu, ông chủ gánh xiếc mặc áo đen, quần cụt trắng, đi giày ống
bằng thứ da mịn, bước ra trước khán giả đông đúc, cúi đầu nói mấy lời
khóac lác như sau: