Mông cổ.
Sứ giả của đại hãn được tiếp đón hết sức trọng thể; bọn triều thần cũ tìm đủ
mọi cách để được Cô Tô Cô chú ý tới và ban cho một ít đặc ân. Kẻ thì dắt
ngựa quý tới, kẻ đem gấm vóc, người dâng ngọc ngà… Thấy tặng phẩm
đều thuộc thứ vô giá, Cô-Tô-Cô hỏi:
- Những thứ này có phải là của cải trong hoàng cung không?
- Bẩm phải…
- Các ông làm gì có những báu vật ấy được! Những thứ nầy đều là
của vua Kim, bây giờ quân ta đã chiến thắng thì đương nhiên nó thuộc về
Đại Hãn. Sao các ông dám lấy của Đại Hãn đem tặng cho ta?
Thế là tất cả đồ châu báu trong cung cấm đều được đánh số từng món
và ghi vào sổ cẩn thận, tải về Dolon Nor suốt mấy tuần mới hết. Mỗi
chuyến đi, quân Mông Cổ còn bắt theo một số người hữu dụng: nghệ sĩ,
đạo sĩ, các nhà chiêm tinh, thợ giỏi… người nào cũng bắt đeo một cái bảng
ghi tên họ, nghề nghiệp.
Một hôm Thành-Cát-Tư-Hãn chú ý tới một người vóc dáng phương
phi, có chòm râu dài đen nhánh, bảng đeo ở trước ngực ghi: “ Gia-Luật-
Chu-Thai – đạo sĩ – chiêm tinh gia – thuộc tôn thất Liêu. Đại-Hãn nói:
- Nhà Liêu và nhà Kim đời đời thù địch nhau; nay ta đã diệt được
Kim báo thù giùm cho ngươi rồi đấy!
Chu-Thai đáp:
- Tâu Đại-Hãn, nội tổ và thân phụ của lão phu trước kia đều nhờ nhà
Kim, bây giờ lão phu cũng thế, không dám nói dối để mang tội phản nghịch
lại thân phụ và chúa cũ.
Lời đáp trên làm cho Thành-Cát-Tư-Hãn rất hài lòng. Một người ở đô
thị mà còn giữ được lòng trung thực, không sợ uy vũ, không tham lợi như
thế hẳn là người đáng nể. Đại-Hãn liền vời Chu-Thai vào kim trướng hỏi
han thật ân cần rồi phong làm quân sư.
Hoàng đế Kim lại xin nghị hòa. Thành-Cát-Tư-Hãn bàn với chư
tướng: “Ta đã giết hết nai với mễn rồi, giờ chỉ còn lại một con thỏ, thôi nên
buông tha cho nó!” Nhưng điều kiện hòa bình của Mông cổ đưa ra, hoàng
đế Kim không chấp nhận được: quân Kim phải rút ra khỏi các tỉnh ở phía