Nguyễn Trọng Khanh
Thành Cát Tư Hãn
Chương XIV
CHINH PHẠT TÂY LIÊU
Dân Liêu vốn là dân Khiết-đan, xưa kia họp thành bộ lạc ở khoảng giữa
phía Tây Nam Mãn-châu và phía Đông Nhiệt-hà ngày nay. Đời Ngũ-đại
nhờ giúp cho tướng Thạch-Kỉnh-Đường cướp ngôi vua lập nhà Hậu-Tấn,
được Thạch nhường Bắc bộ tỉnh Hà-bắc, Sơn-tây để trả ơn, mới mở rộng
bờ cõi thành một nước mạnh, đặt quốc hiệu là Liêu. Đến đời Tống thì bị
quân Kim chiếm trọn vẹn lãnh thổ và đoạt quyền đô hộ các tỉnh miền Bắc
Trung-quốc (1125). Một người trong tộc là Gia-Luật-Đại-Thạch dẫn một số
dân Khiết-đan chạy lên Tây Bắc, chinh phục được 18 bộ lạc, dựng lên
thành Imil làm phủ thủ. Ít lâu sau, nước Karakhamide ở mé Tây Nam bị
dân Thổ uy hiếp, gọi Đại-Thạch đem binh đến giúp. Sẵn dịp đó Đại-Thạch
chiếm luôn xứ này và tất cả những xứ nhỏ ở chung quanh lập thành một đế
quốc khá rộng lớn (gồm miền Đông Tân-cương ngày nay) gọi là đế quốc
Tây Liêu, Đại-thạch xưng là đại đế (Gour-Khan).
Truyền xuống đời cháu nội (Tche-Lou-Kou, 1178-1121) thì đế quốc suy
yếu. Vị hoàng đế nầy nhu nhược tối tăm, chỉ lo săn bắn và miệt mài trong
những cuộc hoan lạc; các xứ phiên thuộc thấy thế mới tách ra qui phụ các
nước khác, như Thổ-phồn năm 1209, đến xin thần thuộc Mông-cổ.
Gút-Sơ-Lúc - vương tử Nãi-man - sau khi bị Mông-cổ đánh bại bôn đào
qua Tây-liêu, cưới cháu gái của hoàng đế, rồi nhờ sự giúp đỡ của nhà vua
qui tụ được tất cả tàn quân Nãi-man; Miệt-nhi, lập thành một lực lượng
riêng. Vốn có tham vọng lớn, Gút-Sơ-Lúc thông đồng với vua xứ Kharesm,
một mặt bên ngoài đánh vào, một mặt bên trong ứng lên đoạt ngôi vua rồi
chia hai xứ Tây-liêu.
Khởi đầu quân Tây-liêu thắng thế, nhưng dân ở kinh thành Balassaghoun