khuất mắt.
Trong thời gian lưu trú ở đây Vĩnh Tế được biết người Mông Cổ đang
chuẩn bị Hội đồng Kouriltai, gồm đại diện của tất cả các giống dân ở lều
da, bầu Thiết Mộc Chân lên ngôi đại hãn (hoàng đế).
Vĩnh Tế vội trở về Kim quốc tâu lên cho hoàng đế rõ cái nguy cơ trước sự
thống nhất của các dân tộc du mục, vì lịch sử đã cho họ cái kinh nghiệm, hễ
dân du mục đoàn kết lại thì công việc trước nhất của họ là tràn xuống xâm
lăng nước Kim. Cho nên Vĩnh Tế khẩn cầu nhà vua hãy gấp hội binh lại để
phòng bị và tấn công Mông Cổ. Nhưng hoàng đế Kim lúc đó đã 70 tuổi
không còn dám lao mình vào những cuộc phiêu lưu nữa. Ngài cho rằng
Thiết Mộc Chân đã mang chức tước của triều đình, chịu nạp cống dù thái
độ có vẻ khinh mạn thì lấy danh nghĩa gì mà chinh phạt. Hơn nữa, giữa Đại
Kim với Mông Cổ còn có sa mạc Gobi, có Vạn lý trường thành, chưa có
chi đáng ngại, giở chỉ cần lưu ý đến sự động tĩnh của họ là đủ. Rồi ngài cho
chép vắn tắt vào sử nước Kim sự kiện đã xảy ra: "Tên Mông Cổ Thiết Mộc
Chân thuộc giống Ki-dát tự xưng là đại hãn bên bờ sông Onon."
Trong lúc đó hội đồng Kouriltai nhóm họp trong một bầu không khí long
trọng, vĩ đại. Giữa đoàn trại, tòa viên môn nóc trắng của Thiết Mộc Chân
dựng lên sừng sững, rộng thênh thang bên trong căng toàn là vải thêu hoa.
Tất cả cột đều giát vàng. Trước cửa viên môn trịch về phía trái phất phới lá
đại kỳ nền trắng, giữa nổi lên hình một con chim ưng và một con quạ, biểu
tượng của tộc Bọt-di-dinh. Ngoài biên lá cờ lại có viền chín mảnh vài hình
răng cưa và ở mỗi đầu răng cưa đều có treo một cái đuôi trâu yak trắng thật
dài, (dân Trung hoa thường gọi là Cửu mao đại đạo). Bên phía mặt là hiệu
kỳ của khả hãn, mỗi góc đều có treo một cái sừng trâu yak và một cái đuôi
ngựa ô.
Phía chính điện là một khoảng đất trống trải rộng đến mút tầm mắt: bề
ngoài ranh giới đó là đoàn trại của các thân vương. Lều của họ bao giờ