THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 17

Nhi, vua là (III D4) Húc Liệt Ngột, cháu nội thứ tư ngành út của (I) Thành-
cát-tư Hãn. Năm 1236, Húc Liệt Ngột đánh thành Bagdad, rồi năm 1238
đánh chiếm hết nước Irak. Năm 1239, Húc Liệt Ngột mang quân đi đánh
hai xứ Syrie và Palestine lúc đó đang là thuộc quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, bị
thua quân Thổ ở bờ biển Địa Trung Hải. Năm 1344, Thiếp Mộc Nhi đánh
diệt hãn quốc Y Nhi. Hãn quốc này tồn tại được 113 năm.
Hãn quốc Khâm Sát ở Đông-Âu: (II A) Thuật Xích là con trưởng của (I)
Thành-cát-tư Hãn được hưởng nước Kazakhstan. Ông này trao quyền cho
con cả là (III A1) Batu. Năm 1236, Batu dẫn quân sang châu Âu, có lão
tướng Sudebei đi cùng. Viên tướng này đã cầm quân sang những xứ Slaves
trong cuộc viễn chinh hồi Thành-cát-tư Hãn còn sống. Quân Mông Cổ vượt
dãy Oural vào châu Âu, qua sông Volga, sau năm ngày chiến trận, đại phá
quân Nga ở thành Riazan (nằm ở hướng đông-nam thành Moscou), giết hết
dân trong thành. Quân Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm thành trì của các ông
chúa xứ Đông Âu như: Moscou, Vladmir (Nga), Kiev (Ukraine), Varsovie,
Cracovie (Ba Lan), Lienitz (Đông Đức), Budapest (Hung Gia Lợi), rồi tiến
đến biển Adriatique, tới đâu cũng tàn sát, chỉ tha cho một số để bắt làm nô
lệ. Năm 1241, quân Mông Cổ tiến đến sát thành Vienne (Áo). May cho
thành này là đúng lúc đó có tin là Đại Hãn Oa Khoát Đài mất ở Mông Cổ.
Batu chờ nghe ngóng tin tức, không tiến quân nữa. Lãnh thổ của Batu gọi
là Khâm Sát (Kiptchak, Horde d Or, Golden Horde). Năm 1242, hãn Batu
đặt kinh đô ở Sarai, một thành phố nằm bên sông Volga, khí hậu ấm áp.
Người Mông Cổ ở Đông Âu sống tách biệt hẳn với người bản xứ. Các lãnh
chúa vẫn cai trị dân như trước, chỉ phải nộp thuế cho vua Mông Cổ. Lãnh
chúa mà thiếu thuế thì vua Mông Cổ hỏi tội chứ không can thiệp vào nội bộ
bản xứ. Vì người Mông Cổ sao nhãng như thế nên các lãnh chúa mới củng
cố được thế lực, mở mang được đất đai. Năm 1380 lãnh chúa xứ Moscou là
Dimitri Donskoi (1362-1389) thắng được quân Mông Cổ ở Koulikovo (gần
thành Riazan), nhưng đấy không phải là một trận đánh quyết định nên
người Mông Cổ vẫn cai trị người Đông Âu. Phải đợi đúng một trăm năm
sau, năm 1480, lãnh chúa xứ Moscou (lúc đó gọi là vua Nga) là Ivan III
(1462-1505) mới tuyên bố không thần phục hãn Mông Cổ nữa. Hãn quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.