kỷ mười sáu, một hậu duệ của ông, Lạt Ma Zanabazar, đã xây dựng
tu viện với mục tiêu đặc biệt là treo và bảo vệ dải cờ này. Dù mưa
dông hay bão tuyết, ngoại xâm hay nội chiến, hơn một ngàn vị sư
theo Hoàng Mạo phái của Phật giáo Tây Tạng đã canh giữ dải cờ
này với niềm vinh dự lớn lao, nhưng ngay cả họ cũng chẳng phải đối
thủ của nền chính trị toàn trị thế kỷ hai mươi. Các nhà sư đã bị sát
hại, và Dải cờ thiêng của Thành Cát Tư Hãn biến mất.
Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát Tư Hãn; tự tay
ông đã viết nên số phận mình. Khó lòng nghĩ đến chuyện ông có đủ
ngựa để tết được một Dải cờ thiêng, chứ đừng nói là còn theo dải
cờ đó đi khắp thế giới. Cậu bé mà sau này trở thành Thành Cát Tư
Hãn lớn lên trong một thế giới đầy rẫy bạo lực giữa các bộ lạc, bao
gồm giết chóc, bắt cóc và nô lệ. Là con trai một gia đình bị ruồng bỏ
tới chết giữa thảo nguyên, cả tuổi thơ ông có lẽ chỉ gặp vài trăm
người, và không được giáo dục đàng hoàng. Từ bối cảnh khắc
nghiệt này, ông học được – chi tiết đến kinh hoàng – mọi cung bậc
cảm xúc của con người: ham muốn, tham vọng và sự tàn bạo. Khi
còn là một đứa trẻ, ông đã giết người anh cùng mẹ khác cha của
mình, bị bộ lạc thù địch bắt làm nố lệ, và rồi trốn thoát được.
Sống trong hoàn cảnh khủng khiếp như vậy, cậu bé đã thể hiện
bản năng sinh tồn và tự bảo toàn mạng sống, song không bộc lộ
nhiều hứa hẹn về những thành tựu mà sau này ông đạt được. Lúc
còn bé, ông sợ chó và rất dễ khóc. Em trai ông khỏe hơn, bắn cung
và đấu vật cũng hơn ông; người anh cùng mẹ khác cha thường sai